CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN

 

Danh mục vần Y

Y

·         Y

·         Y bát

·         Y bất như tân, nhân bất như cố

·         Y bệnh bất y mệnh

·         Y giá phạn nang

·         Y kỳ

·         Y nhiên

·         Y pháp bất y nhơn

·         Y tấu

·         Y viện

 

Ý

·         Ý

·         Ý chí

·         Ý chỉ

·         Ý đồ

·         Ý hợp tâm đầu (Xem: Tâm đầu ý hợp, vần T)

·         Ý hướng

·         Ý mã tâm viên (Xem: Tâm viên ý mã, vần T)

·         Ý nghiệp

·         Ý nguyện

·         Ý niệm

·         Ý tại ngôn ngoại

·         Ý thức

·         Ý vị

 

·        

·         Ỷ công

·         Ỷ quyền

·         Ỷ thế

 

YÊM

·         Yêm ẩn

·         Yêm điềm

 

YẾM

·         Yếm

·         Yếm cựu hỷ tân

·         Yếm thế

 

YỂM

·         Yểm

·         Yểm dục

·         Yểm hộ - Yểm trợ

·         Yểm nhân nhĩ mục

·         Yểm quyền

·         Yểm tài

 

YÊN

·         Yên hà

 

YẾN

·         Yến hội

·         Yến Tử Hà

·         Yến tước an tri hồng hộc chí

 

YẾNG

·         Yếng sáng

 

YẾT

·         Yết kiến

·         Yết Ma (Xem: Hòa thượng, vần H)

·         Yết thị

 

YÊU

·         Yêu

·         Yêu dấu

·         Yêu nghiệt

·         Yêu quái

·         Yêu sách

·         Yêu trọng

 

YẾU

·         Yếu

·         Yếu hèn thấp nhược

·         Yếu lý

·         Yếu nhiệm

·         Yếu tâm lơi bước

·         Yếu tha già thải

·         Yếu trọng

 

YỂU

·         Yểu

·         Yểu điệu

·         Yểu tử - Yểu vong

·         Yểu minh

 

 

 

 

Y

Y

1.    Y: Cái áo.
Td: Y bát, Y bất như tân.

2.    Y: Theo, thuận theo, như cũ.
Td: Y kỳ, Y tấu.

3.    Y: Chữa bịnh, thầy thuốc.
Td: Y viện.

 

Y bát

衣缽

A: The coat and bowl.

P: L'habit et bol.

Y: Cái áo. Bát: cái bình bát vu của các vị sư Phật giáo mang đi khất thực, dùng để đựng cơm và đồ ăn bố thí.

Y bát là cái áo cà sa và cái bình bát của một vị sư, là hai món rất cần thiết của một vị sư phái khất sĩ của Phật giáo.

Y Bát chơn truyền:

Trước khi Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, Ngài đem cái áo cà sa (Y) và cái bình bát vu (Bát) của Ngài trao cho Ma Ha Ca Diếp để làm tín vật và truyền ngôi Tổ Sư Phật giáo cho Ma Ha Ca Diếp.

Sau đó, Ma Ha Ca Diếp truyền Y Bát lại cho A-Nan làm Đệ Nhị Tổ Sư Phật giáo Ấn Độ.

Y Bát nầy được truyền dần xuống những vị Tổ Sư kế tiếp, truyền mãi đến vị Tổ Sư thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma.

Tổ Sư Bồ Đế Đạt Ma vâng lịnh vị Tổ Sư tiền nhiệm, sang truyền đạo nơi nước Trung hoa và đem Y Bát qua nước Trung hoa.

Ngài Bồ Đề Đạt Ma ẩn cư tại chùa Thiếu Lâm nước Tàu, quay mặt vào vách đá Thiền định trong 9 năm, Ngài thâu được một người đệ tử vừa ý là Huệ Khả, rồi sau đó Ngài truyền Y Bát cho Huệ Khả làm Tổ Sư Phật giáo tại Trung hoa.

Thế là Ngài Bồ Đề Đạt Ma trở thành Đệ nhứt Tổ Sư của Phật giáo Trung hoa, và Huệ Khả là Đệ nhị Tổ Sư của Phật giáo Trung hoa. Y Bát chơn truyền của Phật giáo Ấn Độ đã chuyển sang nước Trung hoa, và Y Bát nầy được truyền dần xuống các vị Tổ Sư nối tiếp theo.

Huệ Khả truyền Y Bát cho Tăng Xán làm Tam Tổ.

Tăng Xán truyền Y Bát cho Đạo Tín làm Tứ Tổ.

Đạo Tín truyền Y Bát cho Hoằng Nhẫn làm Ngũ Tổ.

Hoằng Nhẫn truyền Y Bát cho Huệ Năng làm Lục Tổ.

Từ đây trở về sau, không còn lệ truyền Y Bát nữa. Như vậy, Huệ Năng là vị Tổ Sư cuối cùng có được Y Bát.

Vì sao Lục Tổ Huệ Năng lại bỏ lệ truyền Y Bát?

- Bởi vì Ngài tuân theo mật lịnh của các vị Tổ Sư đời trước, chớ không phải do ý riêng của Ngài.

Y và Bát của Đức Phật Thích Ca là hai bảo vật thiêng liêng. Con người vào thời Mạt pháp ít học ít tu, dễ sanh lòng tham dục, muốn dùng bạo lực để tranh đoạt báu vật, không ngại giết hại lẫn nhau. Chính Đại Sư Thần Tú khi hay tin Ngũ Tổ đã truyền Y Bát cho Huệ Năng, liền cho đệ tử đuổi theo Lục Tổ, ý cũng muốn tranh đoạt Y Bát, nhưng thất bại.

Các vị Tổ Sư đã ý thức được điều đó, nên truyền mật lịnh cho Lục Tổ Huệ Năng, sau đời Ngài thì chôn giấu Y Bát một cách bí mật cho tuyệt tích luôn, để tránh việc tranh giành báu vật mà giết hại lẫn nhau.

 

Y bất như tân, nhân bất như cố

衣不如新,人不如故

Y: Cái áo. Bất: không. Tân: mới. Nhân: người. Cố: cũ.

Y bất như tân: áo không gì bằng áo mới.

Nhân bất như cố: người không gì bằng bạn cũ.

 

Y bệnh bất y mệnh

醫病不醫命

Y: Chữa bịnh, thầy thuốc. Bệnh: đau ốm. Bất: không. Mệnh: mạng Trời.

Y bệnh bất y mệnh: chữa được bịnh của con người, chớ không chữa được mạng Trời.

Chỉ có đạo đức mới có thể sữa được mạng Trời.

 

Y giá phạn nang

衣架飯囊

Y: Cái áo. Giá: cái giá để mắc áo. Phạn: cơm. Nang: túi.

Y giá phạn nang: giá áo túi cơm. Ý nói: kẻ ăn không ngồi rồi, người vô dụng. Thường nói: phường giá áo túi cơm.

 

Y kỳ

依期

A: Conformably to the promise.

P: Conformément à la promesse.

Y: Theo, thuận theo, như cũ. Kỳ: kỳ hạn.

Y kỳ là theo đúng kỳ hạn đã định.

 

Y nhiên

依然

A: As before.

P: Comme jadis.

Y: Theo, thuận theo, như cũ. Nhiên: như thế.

Y nhiên là vẫn y như thế.

Y nhiên cố ngã: Tôi vẫn còn như cũ.

 

Y pháp bất y nhơn

依法不依人

Y: Theo, thuận theo, như cũ. Pháp: giáo lý của tôn giáo. Nhơn: người.

Y pháp bất y nhơn: làm đúng theo giáo lý đã dạy chớ đừng làm y theo người hành đạo, bởi vì người có thể sai lầm chớ giáo lý chơn truyền không bao giờ sai lầm.

Nhơn hư, Đạo bất hư: người hư chớ Đạo không hư.

 

Y tấu

依奏

A: To approve.

P: Approuver.

Y: Theo, thuận theo, như cũ. Tấu: tâu lên Đức Chí Tôn.

Y tấu là chấp thuận đúng theo lời đã tâu xin.

TNHT: Nếu Thầy không vì TKPĐ thì Thầy đã y tấu lời xin của Giáo Tông mà hủy trường công quả của các con hết thảy.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

TKPÐ: Tam Kỳ Phổ Ðộ.

Y viện

醫院

A: Hospital.

P: Hôpital.

Y: Chữa bịnh, thầy thuốc. Viện: cơ quan, tòa nhà lớn.

Y viện là cơ quan trông nom về việc chữa bịnh, hay là toà nhà lớn dùng làm nơi chữa bịnh.

Y viện là một trong Cửu Viện, có nhiệm vụ nghiên cứu cách chữa bịnh và thuốc trị bịnh, để săn sóc sức khỏe cho các Chức sắc và các nhân viên công quả trong Đạo.

Trong Nội Ô Tòa Thánh có mở ra hai Y Viện: một của Hội Thánh CTĐ và một của Hội Thánh Phước Thiện.

Đứng đầu Y Viện là một vị Thượng Thống phẩm Phối Sư, có các Phụ Thống, Quản Văn phòng và Thơ ký giúp việc. Phần chuyên môn có các Bác sĩ, Y sĩ, Y tá, điều dưỡng, Lương y, chăm sóc bệnh nhân theo hai ngành: Tây y và Đông y.

Đôi liễn đặt trước Y Viện:

醫業術岐軒妙藥杏林除萬病

院堂深雨露濟人功德復回春

Y nghiệp thuật Kỳ Hiên diệu dược hạnh lâm trừ vạn bệnh,

Viện đường thâm võ lộ tế nhơn công đức phục hồi xuân.

Nghĩa là:

Nghề chữa bịnh, phương pháp của ông Kỳ Bá thời Hiên Viên Huỳnh Đế, thuốc hay thầy giỏi, trị lành muôn bịnh,

Viện đường, hưởng được nhiều ơn huệ, giúp người, tạo công đức, làm cho hồi phục sức khỏe như lúc trẻ.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

Ý

Ý

Ý: Điều nghĩ ngợi, điều mong muốn.
Td: Ý chí, Ý hướng, Ý nguyện, Ý thức.

 

Ý chí

意志

A: The will.

P: La volonté

Ý: Điều nghĩ ngợi, điều mong muốn. Chí: lòng mong muốn và quyết tâm thực hiện.

Ý chí là lòng ham muốn mạnh mẽ, quyết tâm thực hiện cho kỳ được.

TNHT: Ngoài ý chí đạo đức của con, con còn có ý tìm hiểu giáo lý mới mẻ nầy.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Ý chỉ

意旨

A: The intention.

P: L'intention.

Ý: Điều nghĩ ngợi, điều mong muốn. Chỉ: ý tứ.

Ý chỉ là ý định, chỗ tâm ý của mình định.

 

Ý đồ

意圖

A: Bad intention.

P: Mauvaise intention.

Ý: Điều nghĩ ngợi, điều mong muốn. Đồ: mưu kế.

Ý đồ là ý muốn lập mưu kế lợi mình hại người.

 

Ý hợp tâm đầu

(Xem: Tâm đầu ý hợp, vần T)

 

Ý hướng

意向

A: The intention.

P: L'intention.

Ý: Điều nghĩ ngợi, điều mong muốn. Hướng: nhắm tới.

Ý hướng là ý nghĩ nhắm về một mục đích nào.

 

Ý mã tâm viên

(Xem: Tâm viên ý mã, vần T)

 

Ý nghiệp

意業

A: The retribution of the thought.

P: La rétribution de la pensée.

Ý: Điều nghĩ ngợi, điều mong muốn. Nghiệp: con đường đi từ nhân đến quả.

Ý nghiệp là cái nghiệp của tư tưởng, ý nghĩ.

Nếu mình có những ý nghĩ xấu thì nó tạo nghiệp xấu cho mình, nếu có ý nghĩ tốt thì nó tạo nghiệp lành cho mình.

Ý nghiệp là một trong Tam nghiệp: Thân nghiệp, Khẩu nghiệp và Ý nghiệp. (Xem: Tam nghiệp, vần T)

 

Ý nguyện

意願

A: The wishes.

P: Les voeux.

Ý: Điều nghĩ ngợi, điều mong muốn. Nguyện: mong ước.

Ý nguyện là điều mong ước hằng nghĩ đến.

 

Ý niệm

意念

A: The concept.

P: Le concept.

Ý: Điều nghĩ ngợi, điều mong muốn. Niệm: tưởng nghĩ.

Ý niệm là ý mình quan niệm về một sự vật.

 

Ý tại ngôn ngoại

意在言外

Ý: Điều nghĩ ngợi, điều mong muốn. Tại: ở tại. Ngôn: lời nói. Ngoại: ngoài.

Ý tại ngôn ngoại: cái ý chánh đặt ở ngoài lời nói.

Người nghe cần phải để ý suy nghĩ mới tìm ra được.

 

Ý thức

意識

A: Consciousness.

P: La conscience.

Ý: Điều nghĩ ngợi, điều mong muốn. Thức: nhận biết.

Ý thức là khả năng nhận biết các sự kiện tâm linh, cũng như giác quan có khả năng nhận biết các sự kiện vật lý.

Ý thức là khả năng nhận biết tức thời và rõ rệt về tâm trạng của mình.

Ý thức bao gồm nhiều yếu tố: tri thức, ý chí, cảm giác, trong đó tri thức là căn bản.

Chủ nghĩa Duy Tâm cho rằng: Ý thức có trước, vật chất có sau và ý thức sản sinh ra vật chất.

Chủ nghĩa Duy Vật cho rằng: Vật chất có trước và sản sinh ra Ý thức.

Ý thức hệ: một hệ thống tư tưởng về một xu hướng.

 

Ý vị

意味

A: Interesting.

P: Intéressant.

Ý: Điều nghĩ ngợi, điều mong muốn. Vị: thú vị.

Ý vị là điều thích thú trong tư tưởng, ý nghĩ.

TNHT:

Bá tước công khanh ý vị gì!

Mà đời dám đổi kiếp sầu bi.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Ỷ: Dựa vào, cậy thế.
Td: Ỷ công, Ỷ quyền.

 

Ỷ công

倚功

A: To count on one's merit.

P: S'appuyer sur son mérit.

Ỷ: Dựa vào, cậy thế. Công: công lao.

Ỷ công là dựa vào công lao đóng góp nhiều của mình để làm những việc mà lẽ ra không đặng phép làm.

TNHT: Đừng ỷ công mà cả lòng khi lịnh.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Ỷ quyền

倚權

A: To count on one's power.

P: S'appuyer sur son pouvoir.

Ỷ: Dựa vào, cậy thế. Quyền: quyền hành.

Ỷ quyền là dựa vào quyền hành lớn lao của mình để làm những điều mà lẽ ra không đặng phép làm.

CG PCT: Hai bên không đặng ỷ quyền bỏ luật, làm thất thể đôi đàng.

Ỷ quyền hiếp bức: dựa vào quyền hành của mình để bắt ép người khác phải làm theo ý mình.

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

 

Ỷ thế

倚勢

A: To pride oneself on one's power.

P: Se prévaloir de sa puissance.

Ỷ: Dựa vào, cậy thế. Thế: thế lực.

Ỷ thế là dựa vào thế lực của mình.

Ỷ thế lăng nhân: cậy vào thế lực để hiếp đáp người.

 

YÊM

Yêm ẩn

淹隱

A: To dissimulate.

P: Dissimuler.

Yêm: Yểm: che đậy. Ẩn: giấu giếm.

Yêm ẩn là che đậy giấu giếm, bao che.

CG PCT: Như có điều chi sái luật đạo mà Chánh Trị Sự đã nhiều phen tư tờ cho CTĐ, song CTĐ yêm ẩn thì Chánh Trị Sự đặng phép tư tờ thẳng lên HTĐ kêu nài định đoạt.

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

Yêm điềm

A: Calm.

P: Calme.

Yêm điềm là từ ngữ xưa, nay nói là: Êm đềm.

Êm đềm là thuận hòa êm đẹp với nhau.

CG PCT: Xem sóc ngôi thứ, chẳng cho giành giựt lẫn nhau, ắt giữ cho CTĐ đặng hòa nhã yêm điềm,....

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

YẾM

YẾM

YẾM: Chán ghét.
Td: Yếm cựu, Yếm thế.

 

Yếm cựu hỷ tân

厭舊喜新

Yếm: Yểm: Chán ghét. Cựu: cũ. Hỷ: mừng. Tân: mới.

Yếm cựu hỷ tân là chán cái cũ, ưa cái mới.

 

Yếm thế

厭世

A: Pessimist.

P: Pessimiste.

Yếm: Chán ghét. Thế: đời, cuộc đời.

Yếm thế là chán đời, có tư tưởng bi quan về cuộc sống.

 

YỂM

YỂM

YỂM: Che đậy, đóng kín lại.
Td: Yểm dục, Yểm quyền, Yểm tài.

 

Yểm dục

掩欲

A: To oppress one's desires.

P: Oppresser ses désirs.

Yểm: Che đậy, đóng kín lại. Dục: lòng ham muốn.

Yểm dục là đóng kín lòng dục, tức là đè nén lòng ham muốn, không cho nó phát động lên.

KKCĐTTT: Đoạn tình yểm dục đặng vào cõi Thiên.

KKCÐTTT: Kinh Khai Cửu, Ðại Tường, Tiểu Tường.

 

Yểm hộ - Yểm trợ

掩護 - 掩助

A: To sustain, to support.

P: Soutenir, supporter.

Yểm: Che đậy, đóng kín lại. Hộ: gìn giữ, giúp đỡ. Trợ: giúp đỡ.

Yểm hộ, đồng nghĩa Yểm trợ, là che chở và giúp đỡ.

 

Yểm nhân nhĩ mục

掩人耳目

Yểm: Che đậy, đóng kín lại. Nhân: người. Nhĩ: tai. Mục: mắt.

Yếm nhân nhĩ mục là che đậy tai mắt của người ta.

Ý nói: dối người.

 

Yểm quyền

掩權

A: To hide the power of another.

P: Cacher le pouvoir d'un autre.

Yểm: Che đậy, đóng kín lại. Quyền: quyền hành.

Yểm quyền là che đậy quyền hành của người khác, tức là lấn ép không cho người khác thi thố quyền hành.

 

Yểm tài

掩才

A: To hide the talent of another.

P: Cacher le talent d'un autre.

Yểm: Che đậy, đóng kín lại. Tài: tài năng.

Yểm tài là che đậy tài năng của người khác, không cho họ có cơ hội thi thố.

 

YÊN

Yên hà

煙霞

A: Cloud and smoke.

P: Nuage et fumée.

Yên: mây. Hà: khói.

Yên hà là mây và khói, chỉ chỗ sơn lâm vắng vẻ, thích hợp cho người ở ẩn.

 

YẾN

Yến hội

宴會

A: The banquet.

P: Le banquet.

Yến: tiệc rượu. Hội: tụ họp đông đảo.

Yến hội hay Hội yến là họp nhau ăn tiệc.

 

Yến Tử Hà

Yến Tử Hà, tên họ của một người bề tôi nước Hàn, cùng thời với Trương Lương. Nước Hàn bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt, Yến Tử Hà, cũng có tâm trạng như Trương Lương, đi phiêu lưu các nước, tìm người cứu giúp nước Hàn.

TNHT:

Yến Tử Hà xưa lúc vận cùng,

Còn mang dép rách đến Quan Trung.

Nay con chưa đủ thông đường Đạo,

Cứ ngóng theo chơn Lão tháp tùng.

Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo giải nghĩa 4 câu thơ trên của Đức Chí Tôn như sau:

"Ngài (Đức Chí Tôn) ngụ điển rồi mới lấy tích, như hai câu đầu, hỏi tại sao Yến Tử Hà lại mang dép rách đến Quan Trung? Yến Tử Hà là tôi của nước Hàn, nước Hàn mất, đi tìm nơi cầu cứu hầu rửa nhục cho nước mình. Sở Bá Vương chê người Hàn, không dùng, nên Yến phải lận đận, nghèo khổ, phải mang dép rách đến Quan Trung tìm Hớn Bái Công.

Hai câu sau, các con cứ theo Thầy, con để bước của con lên dấu chơn của Thầy thì không bao giờ lạc lối.

Yến bị bạc đãi, nước Hàn bị chiếm. Hỏi vậy Chí Tôn lấy tích gì? Nước mình cũng mất như nước Hàn (năm 1947),

Yến đi làm tôi cho Hớn đặng báo thù cho nước Hàn.

Chí Tôn muốn nói: Các con muốn báo thù cho nước thì phải làm như Yến vào Quan Trung, muốn nước các con còn thì theo Thầy."

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Yến tước an tri hồng hộc chí

鷰雀安知鴻鵠志

Yến: chim én. Tước: chim sẻ. An: làm sao? Tri: biết. Hồng hộc: chim hồng và chim hộc, hai loại chim rất khỏe, bay cao và xa. Chí: chí khí.

Câu trên có nghĩa là: Chim én và chim sẻ làm sao biết được cái chí khí của chim hồng và chim hộc.

Ý nói: Kẻ tiểu nhân làm sao biết được chí khí của người quân tử anh hùng.

 

YẾNG

Yếng sáng

A: The light.

P: La lumière.

Yếng sáng, từ ngữ xưa, ngày nay nói là: Ánh sáng.

TNHT: Trời Nam may đặng một yếng sáng của Đấng...

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

YẾT

Yết kiến

謁見

A: To have a formal interview with a superior.

P: Rendre visite à un supérieur.

Yết: xin gặp người trên để bẩm báo. Kiến: thấy.

Yết kiến là xin ra mắt người bề trên để viếng thăm hay bẩm bạch điều quan trọng.

 

Yết Ma

(Xem: Hòa thượng, vần H)

 

Yết thị

揭示

A: The bill.

P: Affiche.

Yết: dơ lên cao, bày tỏ ra. Thị: bảo cho biết.

Yết thị là tờ giấy dán lên chỗ cao nơi công cộng để công bố cho dân chúng biết một điều quan trọng gì.

 

YÊU

YÊU

1.    YÊU: Nài, xin.
Td: Yêu sách.

2.    YÊU: Ma quái, tà ma.
Td: Yêu nghiệt.

 

Yêu dấu

A: To cherish.

P: Chérir.

Yêu: (nôm) thương yêu.

Yêu dấu là thương yêu tha thiết, thương yêu sâu sắc.

TNHT: Phải ráng công thêm nữa đặng làm cho đáng nét yêu dấu của Đấng Chí Tôn.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Yêu nghiệt

妖孽

A: The demon.

P: Le démon.

Yêu: Ma quái, tà ma. Nghiệt: yêu hại, vật quái.

Yêu nghiệt là chỉ chung loài ma quái hại người.

TĐ ĐPHP: Yêu nghiệt đã biến tướng, biểu sao thiên hạ không loạn được.

TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.

 

Yêu quái

妖怪

A: The devil.

P: Le diable.

Yêu: Ma quái, tà ma. Quái: quỉ quái.

Yêu quái là chỉ chung đám tà ma quỉ quái.

TNHT: Cả môn đệ Thầy đã lựa chọn lọc lừa, còn lối nửa phần, vì Thầy cho yêu quái lấy danh Thầy mà cám dỗ.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Yêu sách

要索

A: To claim.

P: Revendiquer.

Yêu: Nài, xin. Sách: đòi hỏi.

Yêu sách là đòi hỏi cho kỳ được mới thôi.

 

Yêu trọng

A: To love and esteem.

P: Aimer et estimer.

Yêu: (nôm) thương yêu. Trọng: quí trọng.

Yêu trọng là thương yêu và quí trọng.

TNHT: Thầy sanh các con thì phải yêu trọng các con....

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

YẾU

YẾU

1.    YẾU: (nôm) Có sức khỏe kém, thể lực kém.
Td: Yếu hèn, Yếu tâm lơi bước.

2.    YẾU: Cốt, chánh, quan trọng.
Td: Yếu lý.

 

Yếu hèn thấp nhược

A: Weak and mean.

P: Faible et lâche.

Yếu: (nôm) Có sức khỏe kém, thể lực kém. Hèn: thấp kém. Nhược: yếu.

Yếu hèn thấp nhược là yếu kém cả về thể chất lẫn tinh thần, không thể làm những việc quan trọng.

TNHT: Mà không độ cái mạnh cấp thời đó sẽ dần dần tan như giá mà đổi ra yếu hèn thấp nhược.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Yếu lý

要理

A: The essential reason.

P: La raison essentielle.

Yếu: Cốt, chánh, quan trọng. Lý: lẽ.

Yếu lý là lý lẽ cốt yếu.

 

Yếu nhiệm

要任

A: The essential point.

P: Le point essentiel.

Yếu: Cốt, chánh, quan trọng. Nhiệm: phụ trách, đảm nhiệm.

Yếu nhiệm là cái chỗ cốt yếu.

TNHT: Nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Yếu tâm lơi bước

Yếu: (nôm) Có sức khỏe kém, thể lực kém. Tâm: lòng dạ. Lơi: tỏ ra hết hăng hái.

Yếu tâm lơi bước: lòng dạ yếu đuối, không còn hăng hái bước tới. Ý nói: Đã đến lúc thối chí ngã lòng.

TNHT: Chánh tà đôi nẻo, mạnh sức trì chí thì nhờ, yếu tâm lơi bước thì chịu.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Yếu tha già thải

Yếu: (nôm) Có sức khỏe kém, thể lực kém. Tha: miễn cho. Già: tuổi già. Thải: bỏ ra. Yếu tha: người không đủ sức khỏe thì miễn sưu dịch. Già thải: người già cả thì bỏ ra, khỏi phải lao động.

Yếu tha già thải là chỉ chung những người ốm yếu bịnh hoạn, tật nguyền, hay người già cả không còn sức lao động.

Đây là những hạng người cần có sự giúp đỡ của Cơ Quan Phước Thiện hay các tổ chức từ thiện.

CG PCT: Người phải chăm nom binh vực những kẻ cô thế,.... hoặc bị yếu tha già thải, người đặng trọn quyền buộc Phó Trị Sự phải liệu phương giúp đỡ.

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

 

Yếu trọng

要重

A: Very important.

P: Très important.

Yếu: Cốt, chánh, quan trọng. Trọng: quan trọng.

Yếu trọng là rất quan trọng, không thể thiếu được.

CG PCT: Giáo Hữu là một phẩm vị rất yếu trọng.

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

 

YỂU

YỂU

1.    YỂU: Chết non, chết trẻ.
Td: Yểu tử.

2.    YỂU: Sâu kín, dáng dịu dàng.
Td: Yểu điệu, Yểu minh.

 

Yểu điệu

窈窕

A: Graceful.

P: Gracieux.

Yểu: Sâu kín, dáng dịu dàng. Điệu: tốt đẹp.

Yểu điệu là chỉ người con gái thướt tha duyên dáng.

Kinh Thi: Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cừu.

Nghĩa là: Người con gái nết na yểu điệu, đẹp đôi cùng người quân tử.

 

Yểu tử - Yểu vong

殀死 - 殀亡

A: The premature death.

P: La mort prématurée.

Yểu: Chết non, chết trẻ. Tử: chết. Vong: mất.

Yểu tử, đồng nghĩa Yểu vong, là chết non, chết lúc còn trẻ tuổi.

 

Yểu minh

窈冥

A: Mysterious.

P: Mystérieux.

Yểu: Sâu kín, dáng dịu dàng. Minh: mờ mịt.

Yểu minh là sự việc sâu kín mờ mịt, khó hiểu.

Yểu yểu minh minh: rất sâu kín, rất mờ mịt, ý nói: rất huyền diệu, rất mầu nhiệm.

 


TRỌN BỘ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Y | Ý | |

Yêm | Yếm | Yểm | Yên | Yến | Yếng | Yết | Yêu | Yếu | Yểu |


 

 

 

 

 

Cập nhật ngày: 27-02-2018

Y | Ý | |


A | B | C | CH | D | Đ | G | H | K | L | M | N | NG | NH | O | P | Q | R | S | T | TH | TR | U | V | X | Y


[ MỤC LỤC ]

Ấn bản (v.2012)

CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN
Soạn giả: Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng bút hiệu ĐỨC NGUYÊN
Ấn hành do theo hiệu đính 03-2003

DOWNLOAD
E-book-PDF