CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN

 

Danh mục vần Đ

ĐA

·         Đa

·         Đa-La Tam-Diệu Tam-Bồ-Đề

·         Đa ngôn đa quá

·         Đa phú đa oán

·         Đa số tuyệt đối

·         Đa Thần giáo

·         Đa thi huệ trạch

·         Đa thọ đa nhục

·         Đa văn quảng kiến

 

ĐÀI

·         Đài

·         Đài Chiếu Giám - Đài Minh Cảnh

·         Đài gương

·         Đài liên

·         Đài Linh Tiêu

·         Đài Nghiệt Cảnh

·         Đài vân

 

ĐÁI

·         Đái tội lập công

 

ĐẠI

·         Đại

·         Đại Ân Xá - Đại xá

·         Đại đàn - Tiểu đàn

·         Đại Đạo

·         Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

·         Đại Đạo Thanh Niên Hội

·         Đại đăng khoa - Tiểu đăng khoa

·         Đại điện

·         Đại đồng

·         Đại đồng xã

·         Đại giác

·         Đại hạnh

·         Đại hỷ phát đại tiếu

·         Đại hóa

·         Đại hồi - Tiểu hồi

·         Đại Hội Phước Thiện

·         Đại hồn - Tiểu hồn

·         Đại khái

·         Đại La Thiên Đế

·         Đại liệm - Tiểu liệm

·         Đại Linh quang - Tiểu Linh quang

·         Đại lụy

·         Đại mộc

·         Đại Nam Việt quốc

·         Đại ngọc cơ - Tiểu ngọc cơ

·         Đại ngoạt - Tiểu ngoạt

·         Đại phục - Tiểu phục

·         Đại sĩ

·         Đại Thiên Địa - Tiểu Thiên Địa

·         Đại Thiên phong

·         Đại thiên thế giới

·         Đại Thiên Tôn

·         Đại thừa - Tiểu thừa

·         Đại thừa Cửu chuyển

·         Đại tịnh

·         Đại trí nhược ngu

·         Đại Từ Phụ - Đại Từ Mẫu

·         Đại tường - Tiểu tường

 

ĐÀM

·         Đàm đạo

 

ĐẢM

·         Đảm

·         Đảm bảo

·         Đảm đương

 

ĐẠM

·         Đạm bạc

 

ĐAN

·         Đan (Xem: Đơn)

 

ĐÀN

·         Đàn

·         Đàn cơ

·         Đàn lệ

·         Đàn-na

·         Đàn nội

·         Đàn tràng

 

ĐẢNH (ĐỈNH)

·         Đảnh

·         Đảnh hạc

·         Đảnh hồ

·         Đảnh nghiệp

·         Đảnh Tần

·         Đảnh Thần

·         Đảnh Việt

 

ĐÀO

·         Đào

·         Đào độn

·         Đào hạnh

·         Đào luyện

·         Đào nguyên

·         Đào thải

·         Đào Tiên

·         Đào viên kết nghĩa

·         Đào viên pháp

 

ĐÁO

·         Đáo

·         Đáo đầu

·         Đáo để

·         Đáo tuế

 

ĐẢO

·         Đảo cáo

·         Đảo huyền

 

ĐẠO

·         Đạo

·         Đạo - Tôn giáo

·         Đạo bế - Đạo khai (Xem: Bế Đạo, vần B)

·         Đạo cả

·         Đạo cao nhứt xích, ma cao nhứt trượng

·         Đạo dâu

·         Đạo Đời

·         Đạo Đức

·         Đạo Đức Học Đường & Trường Lê Văn Trung

·         Đạo Đức Kinh

·         Đạo Đức Văn đàn

·         Đạo giả tựu vị (Xem: Đạo tỳ)

·         Đạo giáo

·         Đạo hạnh

·         Đạo hữu

·         Đạo không Đời không sức, Đời không Đạo không quyền

·         Đạo kỳ

·         Đạo lịch

·         Đạo Luật Mậu Dần

·         Đạo lý

·         Đạo Nghị Định

·         Đạo ngô ác giả thị ngô sư

·         Đạo Nhơn

·         Đạo nhơn luân

·         Đạo pháp bao la - Đạo pháp trường lưu

·         Đạo phục

·         Đạo sĩ

·         Đạo sở

·         Đạo sử - Ban Đạo sử

·         Đạo táng

·         Đạo tâm

·         Đạo thiền

·         Đạo triều

·         Đạo tỳ

·         Đạo xuất ư đông

·         Đạo y

 

ĐẠT

·         Đạt

·         Đạt lý

·         Đạt vị

 

ĐẮC

·         Đắc

·         Đắc duyên đắc vị

·         Đắc đạo

·         Đắc kiếp

·         Đắc kỳ sở nguyện

·         Đắc lịnh

·         Đắc lộ

·         Đắc Pháp đắc Phật

·         Đắc phong

·         Đắc quả

·         Đắc thất

 

ĐẶC

·         Đặc an

 

ĐĂNG

·         Đăng

·         Đăng đàn thuyết pháp

·         Đăng điện

·         Đăng Tiên

 

ĐẰNG

·         Đằng cát

·         Đằng giao khởi phụng

 

ĐẲNG

·         Đẳng

·         Đẳng bất khả liệp

·         Đẳng cấp

 

ĐẤNG

·         Đấng Chơn linh

 

ĐẦU

·         Đầu

·         Đầu Tộc Đạo - Đầu Phận Đạo - Đầu Hương Đạo

·         Đầu kiếp

·         Đầu Phòng Văn

·         Đầu Sư

·         Đầu Sư Đường

·         Đầu Sư Em

·         Đầu thai

·         Đầu thượng viết Cao Đài

·         Đầu vọng bái

 

ĐẨU

·         Đẩu tinh

·         Đẩu vân

 

ĐÈN

·         Đèn Tam giáo

·         Đèn Thái Cực - Cặp đèn Lưỡng nghi

·         Đèn Thất tinh

 

ĐÊ

·         Đê đầu khấu bái

 

ĐẾ

·         Đế khuyết

·         Đế Thiên Đế Thích

 

ĐỆ

·         Đệ

·         Đệ huynh bất mục

·         Đệ trình

·         Đệ tử

 

ĐỊA

·         Địa

·         Địa ách

·         Địa cầu 68

·         Địa chi

·         Địa đàng

·         Địa giái

·         Địa hoàn

·         Địa Kỳ Thần Tướng

·         Địa linh nhơn kiệt

·         Địa ngục

·         Địa phận

·         Địa phủ

·         Địa quyển

·         Địa Tạng Vương Bồ Tát

 

ĐIỀM

·         Điềm nhiên tọa thị

 

ĐIỂM

·         Điểm

·         Điểm Linh quang

·         Điểm Quang minh

·         Điểm trà

 

ĐIỂN

·         Điển

·         Điển chiếu

·         Điển cố - Điển tích

·         Điển quang

 

ĐIỆN

·         Điện

·         Điện lễ

·         Điện Tiên hoa - Điện Tiên tửu - Điện Tiên trà

·         Điện Thờ Phật Mẫu

·         Điện tiền

 

ĐIÊU

·         Điêu

·         Điêu linh

·         Điêu tàn

 

ĐIỀU

·         Điều đình

·         Điều trần

 

ĐIẾU

·         Điếu

·         Điếu giả tất bái

·         Điếu khách - Phúng điếu

·         Điếu tang tất hữu ai

·         Điếu văn

 

ĐÌNH

·         Đình

·         Đình án

·         Đình đãi

 

ĐỊNH

·         Định

·         Định bá đồ vương

·         Định phân

·         Định phận

·         Định thần định tánh

·         Định tỉnh

·         Định vị

 

ĐỌA

·         Đọa

·         Đọa lạc

·         Đọa sa A Tỳ

·         Đọa tam đồ bất năng thoát tục

·         Đọa tam pháp

·         Đọa trần

 

ĐOÁI

·         Đoái

·         Đoái hoài

·         Đoái tình

 

ĐOAN

·         Đoan dương

 

ĐOÀN

·         Đoàn Thị Điểm (1705-1748)

 

ĐOẠN

·         Đoạn

·         Đoạn căn

·         Đoạn ly

·         Đoạn tình yểm dục

·         Đoạn trần kiều

·         Đoạn trường

·         Đoạn trường bổ đoản

 

ĐÒI

·         Đòi

·         Đòi đoạn

·         Đòi ngàn

·         Đòi phen

 

ĐON

·         Đon đường

 

ĐỒ

·         Đồ

·         Đồ đệ

·         Đồ lưu hải ngoại

·         Đồ nghiệp

·         Đồ thán

·         Đồ thơ

 

ĐỐ

·         Đố

·         Đố hiền tật năng

·         Đố phụ loạn gia

 

ĐỔ

·         Đổ bác

 

ĐỘ

·         Độ

·         Độ căn

·         Độ sanh - Độ tử

·         Độ tận

·         Độ thăng - Hành pháp Độ thăng

 

ĐỐC

·         Đốc thân chi hiếu

 

ĐỘC

·         Độc

·         Độc chúc

·         Độc Thần giáo

·         Độc thiện kỳ thân

 

ĐỐN

·         Đốn

·         Đốn ngộ - Tiệm ngộ

·         Đốn thủ - Đốn thư

 

ĐÔNG

·         Đông

·         Đông chí

·         Đông hiên - Tây hiên

·         Đông lang - Tây lang

·         Đông Nhạc Đế Quân

·         Đông Phương Sóc

 

ĐỒNG

·         Đồng

·         Đồng bào

·         Đồng bệnh tương lân

·         Đồng cam cộng khổ

·         Đồng lạc

·         Đồng lai phối hưởng

·         Đồng mạch

·         Đồng môn

·         Đồng nhi - Biện nhi - Giáo nhi

·         Đồng nhứt thể

·         Đồng quan đồng quách

·         Đồng qui thù đồ

·         Đồng quyền đồng thể

·         Đồng sàng dị mộng

·         Đồng sanh đồng tịch

·         Đồng song

·         Đồng tâm hiệp chí

·         Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu

·         Đồng tông

·         Đồng tử

·         Đồng ưu cộng lạc

·         Đồng vị

 

ĐỔNG

·         Đổng Hồ chi bút

 

ĐỘNG

·         Động

·         Động Bích

·         Động đào

·         Động Đình Hồ

·         Động tịnh

 

ĐỞM

·         Đởm (Xem: Đảm)

 

ĐƠN (ĐAN)

·         Đơn

·         Đơn cử

·         Đơn điền

·         Đơn đình

·         Đơn khâm cô chẩm

·         Đơn sai

·         Đơn tâm

·         Đơn trạng

 

ĐUỐC

·         Đuốc huệ

 

ĐỨC

·         Đức

·         Đức cao ân trọng

·         Đức hóa

·         Đức hoán hư linh

·         Đức lập quyền

·         Đức tánh

·         Đức tin

·         Đức tồn hậu lai

·         Đức trọng quỉ thần kinh

 

ĐỨNG

·         Đứng đợt

 

ĐƯƠNG

·         Đương

·         Đương cự

·         Đương đạo sài lang

·         Đương sanh - Vị sanh

 

ĐƯỜNG

·         Đường

·         Đường Đạo - Đường Đời

·         Đường hoa

·         Đường huynh đệ

·         Đường mây

·         Đường Ngu

·         Đường nhơn

·         Đường Thánh - Nẻo tà

·         Đường thi

·         Đường tý đương xa

 

 

 

 

ĐA

ĐA

ĐA: Nhiều.
Td: Đa ngôn, Đa số, Đa văn.

 

Đa-La Tam-Diệu Tam-Bồ-Đề

多羅三藐三菩提

Đây là từ ngữ của Phật giáo, phiên âm từ tiếng Phạn: TARA SAMYAS SAMBODHI, có nghĩa như sau:

Đa-La (Tara): Thượng, ở trên cao. Tam-Diệu (Samyas): Chánh đẳng. Tam-Bồ-Đề (Sambodhi): Chánh giác.

Đa-La Tam-Diệu Tam-Bồ-Đề, dịch ra Hán văn là: Thượng Chánh đẳng Chánh giác, nghĩa là bực giác ngộ chơn chánh cấp cao. Đó là phẩm vị Phật.

DLCK: Tùng thị pháp điều TKPĐ tất đắc giải thoát luân hồi, đắc lộ Đa-La Tam-Diệu Tam-Bồ-Đề thị chi chứng quả Cực Lạc Niết Bàn.

 

Đa ngôn đa quá

多言多過

A: Speak a lot, sin a lot.

P: Qui parle beaucoup, faute beaucoup.

Đa: Nhiều. Ngôn: nói, lời nói. Quá: lỗi, sai lầm.

Đa ngôn đa quá là: Nói nhiều thì sai nhiều.

 

Đa phú đa oán

多富多怨

Đa: Nhiều. Phú: giàu. Oán: thù giận.

Đa phú đa oán là càng giàu càng có nhiều người oán giận.

Tại sao? Bởi vì: "Vi phú bất nhơn, vi nhơn bất phú." Nghĩa là: Người làm giàu thì không có lòng nhơn, còn người có lòng nhơn thì thường không giàu.

 

Đa số tuyệt đối

多數絕對

A: The absolute majority.

P: La majorité absolue.

Đa: Nhiều. Số: số lượng.

Đa số là số lượng nhiều hơn. Trái với Đa số là Thiểu số.

Trong một cuộc bàn luận, khi lấy ý kiến quyết định thì Thiểu số phải phục tùng Đa số, tức là ý kiến nào mà Đa số đồng ý thì trở thành quyết nghị.

Trong các cuộc bầu cử, có hai cách lấy Đa số: Đa số tương đối và Đa số tuyệt đối.

1. Đa số tương đối: Số thăm thuận nhiều hơn số thăm chống là được, không cần biết tổng số cử tri là bao nhiêu người và số thăm trắng là bao nhiêu.

2. Đa số tuyệt đối: còn gọi là Đại Đa số, Đa số quá bán, tức là số thăm thuận phải nhiều hơn phân nửa tổng số cử tri tham dự.

Thí dụ: Tổng số cử tri là 100, tức là có 100 phiếu bầu.

- Nếu số phiếu đạt được như sau: 45 phiếu thuận, 40 phiếu chống, 15 phiếu trắng. Trường hợp nầy gọi là Đa số tương đối. (vì số phiếu thuận chưa bằng phân nửa tổng số cử tri)

- Nếu số phiếu đạt được: 51 phiếu thuận, 45 phiếu chống, 4 phiếu trắng. Trường hợp nầy gọi là Đa số tuyệt đối, bởi vì số phiếu thuận 51 lớn hơn số 50 là phân nửa tổng số cử tri.

Luật công cử Chức sắc CTĐ qui định trong PCT thì sự đắc cử phải đạt quá bán, tức là đạt Đa số tuyệt đối.

PCT: Phối Sư muốn lên Đầu Sư thì 36 vị công cử.

CG: Tỷ như phẩm Đầu Sư bị khuyết thì phép chia thăm làm hai theo luật công cử thường tình, nghĩa là mỗi người phải cho đủ 18 lá thăm hay là hơn mới đắc cử. Sự công cử ấy phải tại nơi Tòa Thánh, trước Hội Thánh CTĐ, có HTĐ chứng kiến mới đặng.

Phẩm Phối Sư, Đức Chí Tôn qui định trong PCT, tổng cộng chỉ có 36 vị, mỗi phái 12 vị Phối Sư.

Thí dụ như phẩm Thượng Đầu Sư bị khuyết, tất cả 36 vị Phối Sư ba phái họp lại công cử 1 vị Thượng Phối Sư lên Thượng Đầu Sư. Ứng cử viên là những vị Thượng Phối Sư. Các vị Thái Phối Sư và Ngọc Phối Sư không được làm ứng cử viên vì khác phái. Vị Thượng Phối Sư đắc cử phải có số thăm quá bán.

Nếu có 1 Thượng Phối Sư ứng cử, và vị nầy không bỏ thăm. Như vậy tổng số phiếu bầu là 36 - 1 = 35, và phân nửa của 35 là 17,5. Muốn đắc cử, vị Thượng Phối sư nầy phải có số thăm quá bán là 18 thăm. Ấy là lấy theo Đa số tuyệt đối.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

PCT: Pháp Chánh Truyền.

CG: Chú Giải.

 

Đa Thần giáo

多神敎

A: The polytheism.

P: Le polythéisme.

Đa: Nhiều. Thần: vị Thần. Giáo: tôn giáo.

Đa Thần giáo là tôn giáo tôn thờ nhiều vị Thần linh như: Thần mặt trời, Thần lửa, Thần gió, Thần mưa, Thần sấm, Thần sông, Thần núi, Thần đá, v.v...

Đó là tôn giáo của loài người thời nguyên thủy, còn ở chế độ thị tộc, bộ lạc. Mỗi thị tộc có một vị Thần hộ mệnh riêng, không giống với thị tộc khác.

 

Đa thi huệ trạch

多施惠澤

A: To distribute the numerous benefits.

P: Distribuer de nombreux bienfaits.

Đa: Nhiều. Thi: làm, thi hành. Huệ: ơn. Trạch: ơn.

Đa thi huệ trạch: ban phát nhiều ơn huệ cho chúng sanh.

 

Đa thọ đa nhục

多壽多辱

Đa: Nhiều. Thọ: sống lâu. Nhục: nhơ nhuốc.

Đa thọ đa nhục là càng sống lâu càng nhục nhã nhiều.

Càng sống lâu thì càng thấy rõ nhiều nỗi ê chề của tình đời, càng thấy cái nhục thêm chồng chất.

 

Đa văn quảng kiến

多聞廣見

Đa: Nhiều. Văn: nghe. Quảng: rộng. Kiến: thấy.

Đa văn quảng kiến là nghe nhiều thấy rộng, chỉ người có trình độ bác học, thông suốt nhiều việc.

Trong số các đệ tử của Đức Phật Thích Ca, Ông A-Nan là người nổi tiếng là đa văn quảng kiến.

 

ĐÀI

ĐÀI

ĐÀI: Toà nhà cao, chỗ xây cao, cái giá đỡ.
Td: Đài Chiếu Giám, Đài liên, Đài Vân.

 

Đài Chiếu Giám - Đài Minh Cảnh

臺照鑑 - 臺明鏡

Đài: Toà nhà cao, chỗ xây cao, cái giá đỡ. Chiếu: soi rọi. Giám: cái gương soi. Minh: sáng. Cảnh: có một âm nữa là Kính: gương soi.

Đài Chiếu Giám, cũng gọi là Minh Cảnh Đài, dịch ra là Đài Gương Sáng, là một cái đài nơi cõi thiêng liêng, nơi đó có đặt một tấm gương rất huyền diệu.

Khi một chơn hồn đến đứng trước tấm gương huyền diệu ấy thì trong tấm gương sẽ lần lượt hiện rõ ra tất cả những việc làm, cử chỉ hay lời nói của chơn hồn trong suốt kiếp sanh nơi cõi trần, không bỏ sót một điều gì hết, dầu thiện, dầu ác, chiếu lại một cách minh bạch giống như chiếu một khúc phim sống động, để không ai có thể chối cãi tội lỗi của mình đã gây ra, hay khai gian dối công nghiệp, để cây Cân công bình thiêng liêng nơi Tòa Tam Giáo định phân tội phước. Phước nhiều thì thăng, tội nhiều thì bị đọa luân hồi.

Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo Con đường TLHS:

"Khi chúng ta bước vào Tòa Tam Giáo BQĐ rồi thì chúng ta thấy hào quang chiếu diệu xông lên rồi biến mất, kế thấy một cây Cân công bình hiện ra trước mắt, rồi cũng biến mất. Chúng ta thấy mình chẳng khác nào như khán giả đứng trước đài kia, coi lại cả kiếp sanh của chúng ta, diễn tiến trước mắt chúng ta, không có điều gì sót. Khi trước chúng ta làm những việc gì thì giờ đây nó chiếu y lại như xem hát bóng vậy. Nơi đó, kinh Phật gọi là Minh Cảnh Đài.

Mỗi hành động của chúng ta trong kiếp sanh đều hiện rõ ra, ngó thấy trước mặt, và cây Cân công bình để cân tội phước, nên hư, quyết đoán một cách công bình, không sai chút nào hết. Đó là sự huyền bí của Đài thiêng liêng ấy."

KĐ5C:

Đài Chiếu Giám Cảnh Minh nhẹ bước,

Xem rõ ràng tội phước căn sinh.

TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.

BQÐ: Bát Quái Ðài.

KĐ5C: Kinh Ðệ Ngũ cửu.

 

Đài gương

A: The mirroir on the support.

P: Le miroir sur le support.

Đài: Toà nhà cao, chỗ xây cao, cái giá đỡ. Gương: tấm kiếng có tráng thủy để soi mặt.

Đài gương là tấm gương sáng đặt trên giá gỗ để soi mặt.

GTK: Làu làu một tấm tợ đài gương.

GTK: Giới Tâm Kinh.

 

Đài liên

臺蓮

A: The throne of lotus.

P: Le trône de lotus.

Đài: Toà nhà cao, chỗ xây cao, cái giá đỡ. Liên: sen.

Đài liên, tức là Liên đài, là tòa sen dùng làm nơi ngự của chư Bồ Tát và chư Phật.

Phật chọn bông sen làm tòa ngự bởi vì hoa sen có các đặc tính sau đây:

- Theo Kinh Pháp Cú:

Như giữa đống rác nhớp,

Quăng bỏ nơi bờ đầm,

Chỗ ấy hoa sen nở,

Thơm sạch đẹp ý người.

Cũng vậy, giữa quần sanh,

Uế, nhiễm, mù, phàm tục,

Đệ tử bậc Chánh giác,

Sáng ngời với trí huệ.

- Theo Kinh Tăng Nhứt A Hàm:

Như hoa sen đẹp đẽ dễ thương,

Không ô nhiễm bùn dơ nước đục,

Giữa đám bụi trần,

Ta không vướng chút bợn nhơ,

Như vậy, ta là Phật.

Hoa sen có đặc tính gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, lại tỏa hương thơm ngát. Cũng như Phật, sống giữa trần gian mà không nhiễm bụi trần, nên Phật chọn hoa sen làm tòa ngự.

TNHT: Uy linh Trời giữ tạc đài liên.

Trên Thánh Tượng Thiên Nhãn thờ tại tư gia, chúng ta thấy Đức Phật Thích Ca và Đức Quan Âm Bồ Tát đều ngự trên tòa sen.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Đài Linh Tiêu

臺靈霄

Đài: Toà nhà cao, chỗ xây cao, cái giá đỡ. Linh: thiêng liêng. Tiêu: khoảng Trời không.

Đài Linh Tiêu là cái đài cao nơi Linh Tiêu Điện trong Ngọc Hư Cung ở từng Trời Hư Vô Thiên.

Mỗi khi có Đại hội Quần Tiên, Đức Chí Tôn Thượng Đế ngự trên cái đài cao ấy để chủ tọa Đại hội Ngự triều.

Linh Tiêu nhất tháp thị Cao Đài,

Đại hội Quần Tiên thử ngọc giai.

Vạn trượng hào quang tùng thử xuất,

Cổ danh bửu cảnh Lạc Thiên Thai.

(Cần Thơ, 1927)

Nghĩa là:

Nơi Điện Linh Tiêu có một cái tháp cao gọi là Cao Đài,

Đại hội các vị Tiên nhóm tại bệ ngọc ấy.

Muôn trượng hào quang từ nơi đó chiếu ra,

Tên xưa, cảnh quí báu đó là Lạc Thiên Thai.

TTCĐDTKM:

Kể từ Hỗn Độn sơ khai.

Chí Tôn hạ chỉ trước Đài Linh Tiêu.

TTCĐDTKM: Tán Tụng Công Ðức Diêu Trì Kim Mẫu.

 

Đài Nghiệt Cảnh

臺孽鏡

Đài: Toà nhà cao, chỗ xây cao, cái giá đỡ. Nghiệt: mầm ác, nghiệp ác. Cảnh: còn một âm nữa là Kính, nghĩa là tấm gương soi.

Đài Nghiệt Cảnh hay Nghiệt Cảnh Đài chính là Minh Cảnh Đài hay Đài Chiếu Giám, đặt trong Tòa Tam Giáo thiêng liêng, để diễn lại các hành vi tội lỗi của mỗi chơn hồn khi đến đứng trước Đài ấy, để cây Cân công bình thiêng liêng xác định có bao nhiêu tội phước đặng Tòa Tam Giáo định phận cho chơn hồn: Thăng hay đọa. (Xem Đài Chiếu Giám).

TNHT: Đài Nghiệt Cảnh rọi chẳng biết bao nhiêu tội tình mà chốn tội tình lắm người đưa chơn tìm đến.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Đài vân

臺雲

A: The high tower.

P: La tour élevée jusqu'aux nuages.

Đài: Toà nhà cao, chỗ xây cao, cái giá đỡ. Vân: mây.

Đài vân hay Vân đài, dịch ra là: Đài mây, Gác mây, là cái đài cất lên rất cao, ngó lên thấy dường như cao tới mây.

Đài nầy do vua Hán Minh Đế (57-75) nhà Hậu Hán xây dựng lên để treo hình 28 vị Đại công thần của nhà Hán, ghi nhớ công đức của các vị để lưu truyền cho đời sau về những tấm gương trung nghĩa phò vua giúp nước.

Được treo hình nơi Vân Đài là một danh dự cao quí nhứt của kẻ bề tôi, là đỉnh cao nhứt của sự nghiệp công danh.

Trong văn chương, từ ngữ Đài Vân, Vân đài, Gác mây, dùng để chỉ những bực trung thần có đại công với đất nước, ghi đậm nét son trong lịch sử của triều đại.

Trong tôn giáo, Vân đài dùng để chỉ người đắc đạo, đạt được phẩm vị cao quí nơi cõi thiêng liêng.

TNHT:

Đài vân Quan Võ để phong Thần.

Gắng tu kịp buổi lướt Đài vân.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

ĐÁI

Đái tội lập công

戴罪立功

A: To bring a fault and to accomplish a merit.

P: Porter une faute et accomplir une oeuvre pour expier.

Đái: đội lên đầu. Tội: tội lỗi. Lập: làm nên. Công: công trạng.

Đái tội lập công là đội cái tội lên đầu để lo lập công chuộc tội.

Đồng nghĩa: Đái công chuộc tội, Lập công chuộc tội.

 

ĐẠI

ĐẠI

1.    ĐẠI: Lớn, trái với Tiểu là nhỏ.
Td: Đại Ân Xá, Đại đàn, Đại đạo.

2.    ĐẠI: Thay thế, một đời.
Td: Đại biểu, Đại diện.

 

Đại Ân Xá - Đại xá

大恩赦 - 大赦

A: General Amnesty of God.

P: Amnistie Générale de Dieu.

Đại: Lớn, trái với Tiểu là nhỏ. Ân: ơn huệ. Xá: tha tội.

Đại Ân Xá hay Đại Xá là Đức Chí Tôn ban ơn huệ lớn lao bằng cách tha thứ tội lỗi cho những kẻ có tội.

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được gọi là Đại Ân Xá Kỳ Ba của Thượng Đế ở phương Đông.

PMCK: Chí Tôn đại xá nhứt trường qui nguyên.

Kể từ ngày khai Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn mở ra một thời kỳ Đại Ân Xá cho các đẳng linh hồn và cho chúng sanh, để chúng sanh tu hành dễ đắc đạo.

Muốn hưởng được sự ân xá nầy, mỗi người phải biết thành tâm hối lỗi, ăn năn sám hối tội tình, cải tà qui chánh, nguyện thề từ bỏ lỗi lầm, chuyên tâm tu hành lập công bồi đức.

"Mỗi lần khai Đạo là mỗi lần Đức Chí Tôn Đại Ân Xá, tức là ban cho những người biết hồi đầu hướng thiện, biết lo tu hành, một ân huệ lớn lao, nghĩa là những tội lỗi của họ đã chồng chất từ mấy kiếp trước được Ơn Trên bôi xóa và cho họ làm một Tân Dân (người dân mới) trong cửa Đạo với một Tư Pháp Lý lịch trong sạch, nhờ vậy người nhập môn hành đạo mới rảnh nợ tiền khiên, chỉ lo trau giồi Đạo hạnh và lập công bồi đức, là đắc đạo trong một kiếp tu.

Hạ nguơn nầy, Đức Chí Tôn lập Đạo Kỳ Ba nên mới có Đại Ân Xá Kỳ Ba. Phép Giải oan, Phép Cắt dây oan nghiệt, Phép Độ thăng và các phép Bí tích khác của ĐĐTKPĐ được đem áp dụng trong sự thi hành Luật Đại Ân Xá đó vậy." (Trích Giáo Lý bài 18, khóa Huấn luyện Giáo Hữu tại TTTN)

Ngày khai Đạo Cao Đài là 15-10 âl năm Bính Dần (1926) là ngày khởi đầu thời kỳ Đại Ân Xá Kỳ Ba.

Đức Chí Tôn ban cho nhơn loại những đặc ân sau đây:

1. Tha thứ tội lỗi ở các kiếp trước của những người biết hồi đầu hướng thiện, nhập môn cầu đạo, lập Minh Thệ với Đức Chí Tôn, có các Đấng chứng minh, nhứt tâm tu hành.

May đặng gặp hồng ân chan rưới,

Giải trái oan sạch tội tiền khiên.

(KGO)

Chí Tôn xá tội giải oan,

Thánh, Thần, Tiên, Phật cứu nàn độ căn.

Ơn Tạo hóa tha tiền khiên trước,

Đưa linh phan tiếp rước nguyên nhân.

(KCBCTBCHĐQL)

2. Đức Chí Tôn đặc ân cho các tín đồ Cao Đài, khi chết, linh hồn được Cửu vị Tiên Nương hướng dẫn đi lên các từng Trời của Cửu Trùng Thiên, mỗi nơi đều được quan sát các cảnh Trời đẹp đẽ mà dưới thế gian nầy không bao giờ có, đến bái kiến các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật, đến Minh Cảnh Đài để xem trở lại tất cả hành vi thiện ác của mình đã gây ra trong suốt một kiếp sống nơi cõi trần, đến DTC ở từng Trời Tạo Hóa Thiên để bái kiến Đức Phật Mẫu, đến Ngọc Hư Cung bái kiến Đức Chí Tôn để cây Cân công bình thiêng liêng của Tòa Tam Giáo cân tội phước.

Phước nhiều thì được phong thưởng bằng phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật tương xứng. Nếu tội nhiều thì bị đưa đến cõi Âm Quang, vô Tịnh Tâm Xá mà định tâm tịnh trí xét mình, cầu nguyện Đức Chí Tôn độ rỗi. Tại đây có Thất Nương DTC giáo hóa các nữ tội hồn và Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát giáo hóa các nam tội hồn.

3. Đức Chí Tôn cho đóng cửa Địa ngục. Các tội hồn không còn bị hành hình thảm khốc nơi Địa ngục như trước nữa, mà được đưa đến cõi Âm Quang để học Đạo, cầu khẩn Đức Chí Tôn cứu rỗi, chờ ngày tái kiếp trở lại cõi trần để trả cho xong nghiệp quả.

4. Đức Chí Tôn cho mở cửa CLTG để rước những người đầy đủ công đức đắc đạo. Nếu người nào quyết chí tu hành, chỉ trong một kiếp tu cũng có thể đắc