CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN

 

Danh mục vần D

 

·         Dà Lam (Già Lam)

 

 

DẠ

·         Dạ đài

·         Dạ lang

 

DẢI

·         Dải đồng tâm

 

DÀN

·         Dàn Bát bửu

·         Dàn Bắc - Dàn Nam

 

DANH

·         Danh

·         Danh chánh ngôn thuận

·         Danh cương lợi tỏa

·         Danh lam thắng cảnh

·         Danh Lợi Quyền

·         Danh nhân Đại Đạo

·         Danh thể

 

DAO

·         Dao (Xem: Diêu)

 

DÂM

·         Dâm

·         Dâm loàn

·         Dâm phong

·         Dâm phụ gian phu

 

DẪN

·         Dẫn

·         Dẫn độ

·         Dẫn giải

 

DÂY

·         Dây oan - Dây oan nghiệt

·         Dây Sắc lịnh

 

DẪY

·         Dẫy xe trâu

 

DÈM

·         Dèm (Xem: Gièm)

 

DÉP

·         Dép cỏ

 

DỂ

·         Dể

·         Dể duôi

·         Dể ngươi

 

DI

·         Di

·         Di-Đà

·         Di-đà Tam tôn

·         Di dưỡng tánh tình

·         Di hài

·         Di-Lạc Vương Phật

·         Di ngôn bất hủ

·         Di phong dịch tục

·         Di quan

·         Di xú vạn niên

 

·        

·         Dĩ ân báo oán

·         Dĩ chí

·         Dĩ định

·         Dĩ đức phục nhơn

·         Dĩ hạ - Dĩ thượng - Dĩ hậu

·         Dĩ hòa vi tiên

·         Dĩ thân tuẫn đạo

·         Dĩ vãng

·         Dĩ văn

 

DỊ

·         Dị

·         Dị đồng

·         Dị chủng

·         Dị đoan

·         Dị hượm

·         Dị lộ đồng qui

·         Dị nghị

 

DỊCH

·         Dịch lý

·         Dịch sử

 

DIÊM

·         Diêm cung - Diêm đài - Diêm đình

 

DIÊN

·         Diên

·         Diên niên ích thọ

·         Diên trì

 

DIỆN

·         Diện

·         Diện bích

·         Diện kiến

·         Diện mục

·         Diện thị bối phi

 

DIỆT

·         Diệt

·         Diệt độ

·         Diệt hình

·         Diệt hóa - Bảo hóa

·         Diệt phàm

·         Diệt tàn

·         Diệt tận phàm tâm

·         Diệt thác

·         Diệt tục xủ phàm

·         Diệt vong

 

DIÊU (DAO)

·         Diêu

·         Diêu động

·         Diêu Trì Cung

·         Diêu Trì Cửu Nương

·         Diêu Trì Kim Mẫu - Phật Mẫu Diêu Trì

 

DIỆU

·         Diệu

·         Diệu diệu Huỳnh Kim Khuyết

·         Diệu huyền

·         Diệu quang

 

DINH (DOANH)

·         Dinh

·         Dinh đảo

·         Dinh hoàn

·         Dinh hư tiêu trưởng

 

·         Dò đon

 

DOAN

·         Doan (Xem: Duyên)

 

DÒNG

·         Dòng

·         Dòng bích

·         Dòng giống

·         Dòng ngân

 

DỐC

·         Dốc kiếm diệu huyền

 

DỐI

·         Dối

·         Dối cậy in kinh

·         Dối kết

·         Dối tu cúng chùa

 

DU

·         Du

·         Du đãng

·         Du đạo

·         Du hành bất tức

·         Du hý du thực

·         Du tiên

 

DỤC

·         Dục

·         Dục anh

·         Dục đa thương thần

·         Dục lòng

·         Dục lợi cầu danh

·         Dục quyền cầu lợi

·         Dục tấn

·         Dục tình

·         Dục tốc bất đạt

·         Dục vọng

 

DUNG

·         Dung

·         Dung hợp

·         Dung nghi

·         Dung thứ

 

DUỢT

·         Duợt kiếp khiên

 

DUY

·         Duy

·         Duy kỷ

·         Duy lý

·         Duy ngã độc tôn

·         Duy tân

·         Duy tâm - Duy vật

·         Duy tha vong kỷ

·         Duy trì

·         Duy truyền

 

DUYÊN

·         Duyên

·         Duyên khởi

·         Duyên phần

 

·         Dư luận

·         Dư sanh

 

DỮ

·         Dữ

·         Dữ tận hiền thăng

 

DỰ

·         Dự

·         Dự cử

·         Dự khuyết

·         Dự ngôn

·         Dự thính

 

DƯƠNG

·         Dương

·         Dương bờ

·         Dương gian - Dương thế - Dương trần

·         Dương lịch (Xem: Âm lịch, vần Â)

·         Dương pháp

·         Dương quang

·         Dương tụng từ ân

 

DƯỠNG

·         Dưỡng

·         Dưỡng chí thanh nhàn

·         Dưỡng dục

·         Dưỡng lão viện

·         Dưỡng phụ - Dưỡng mẫu - Dưỡng tử

·         Dưỡng sanh

·         Dưỡng sanh tánh mạng

·         Dưỡng tánh tu tâm

 

 

 

 

Dà Lam (Già Lam)

伽藍

Dà Lam, còn viết là Già Lam, là tiếng phiên âm từ tiếng Phạn: ASHARAM, có nghĩa là khu vườn ngoạn cảnh.

Ngày xưa, khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử giàu có của Phật thường tặng Phật những khu vườn rộng lớn để Phật lập Tịnh Xá làm nơi ở của Phật và chư tăng để Phật thuyết pháp dạy dỗ môn đồ.

Những nơi ấy đều được gọi là Già Lam (hay viết Dà Lam), là Tịnh Xá, hay là nói chung các chùa chiền.

■ Dà Lam còn có một nghĩa đặc biệt là chỉ ngôi vị Phật, gọi là Phật Dà Lam. Phật Dà Lam có nhiệm vụ hướng dẫn các chơn hồn đắc đạo đến cõi CLTG. Nhiệm vụ nầy cũng giống như nhiệm vụ của Đức Phật Tiếp Dẫn Đạo Nhơn.

Đức Quan Thánh Đế Quân khi linh hồn về cõi thiêng liêng, Ngài vẫn lo giúp đời, phò thiện diệt ác, nên Ngài đắc quả Cái Thiên Cổ Phật, cũng gọi là Phật Dà Lam.

KĐ7C: Dà Lam dẫn nẻo Tây qui.

KTTg: Ngôi liên đài quả phúc Dà Lam.

CLTG: Cực Lạc Thế giới.

KĐ7C: Kinh Ðệ Thất cửu.

KTTg: Kinh Tiểu Tường.

 

DẠ

Dạ đài

夜臺

A: The palace of the Hell.

P: Le palais de l'Enfer.

Dạ: đêm. Đài: lầu đài, cung điện.

Dạ đài là lầu đài ban đêm, ý nói lầu đài nơi cõi Âm phủ, nơi làm việc của Thập Điện Diêm Vương.

Cõi Âm phủ thường tối tăm như cảnh ban đêm.

KCS: Chốn dạ đài Thập Điện Từ Vương.

KCS: Kinh Sám Hối.

 

Dạ lang

A: The heart of wolf.

P: Le coeur du loup.

Dạ: lòng dạ. Lang: chó sói. Chó sói là loài vật rất hung dữ và tàn bạo.

Dạ lang là lòng dạ hung dữ như lang sói.

Thường nói: Lòng lang dạ thú, để chỉ người có lòng dạ ác độc, mất hết nhân tính, y như loài chó sói.

KSH: Chớ hiểm độc, dạ lang lần lựa.

KCS: Kinh Sám Hối.

 

DẢI

Dải đồng tâm

A: The belt of a same heart.

P: La ceinture d'un même coeur.

Dải: miếng lụa mỏng có bề ngang nhỏ và rất dài, dùng để buộc hay buông xuống. Đồng: cùng. Tâm: lòng dạ.

Dải đồng tâm, Hán văn: Đồng tâm đái, là dây thắt lưng bằng lụa dùng tặng cho nhau để biểu thị tình cảm khắng khít.

Theo sách Tùy Thư, Tùng Dương Đế sai lấy lụa ngũ sắc kết thành nút gọi là Đồng tâm kết để ban cho vợ yêu của mình.

Dải đồng tâm, dùng theo nghĩa rộng, chỉ sự đồng tâm hiệp lực cùng nhau để chung lo việc lớn cho thành công.

TNHT: Nhớ bởi chung nhau kết dải đồng.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

DÀN

Dàn Bát bửu

A: The assortment of eight precious things.

P: L'assortiment de huit objets précieux.

 

( Xem chi tiết nơi chữ: Bát bửu, vần B )

 

Dàn Bắc - Dàn Nam

Dàn: một tổ hợp gồm nhiều thứ được xếp đặt theo một chủ đề nhứt định. Bắc: phương Bắc. Nam: phương Nam.

Trong Cổ Nhạc VN, có 20 bản nhạc tổ chia ra: 7 bài Đông, 3 bài Nam, 6 bài Bắc và 4 bài Tây. (Xem: Cổ Nhạc, vần C)

■ Dàn Bắc: Dàn nhạc cổ, trổi lên những bản nhạc cung Bắc. Đây là những bản nhạc cổ phóng tác theo Tàu nhưng âm điệu mang sắc thái VN. Nhạc cung Bắc gồm 6 bản: Lưu thủy trường, Xuân tình, Phú lục, Bình bán chấn, Tây thi, Cổ bản.

Dàn Bắc thường gồm các nhạc khí sau đây:

• Trống cái.

• Kèn.

• Thanh la.

• Chập chả.

■ Dàn Nam: Dàn nhạc cổ trổi lên các bản nhạc cung Nam. Đây là những bản nhạc cổ được sản xuất ở miền Nam VN từ thời Chúa Nguyễn, nên chịu ảnh hưởng của nhạc nước Chiêm thành, tứ nhạc có giọng ai, bi, oán. Nhạc cung Nam gồm 3 bài: Nam ai, Nam xuân, Đảo ngũ cung.

Dàn Nam thường gồm các nhạc khí sau đây:

• Trống cơm.

• Kèn.

• Đờn cò.

• Cặp sanh.

Nghi thức đưa tang trong Đạo Cao Đài, đối với hàng Chức sắc Thiên phong, tùy theo phẩm cao thấp mà có Dàn Nam hay Dàn Bắc hoặc cả hai Dàn Nam Bắc đi theo đưa tang.

 

DANH

DANH

DANH: Tên gọi, tiếng tăm, nổi tiếng.
Td: Danh chánh, Danh lam.

 

Danh chánh ngôn thuận

名正言順

Danh: Tên gọi, tiếng tăm, nổi tiếng. Chánh: đúng đắn, ngay thẳng. Ngôn: lời nói. Thuận: xuôi theo.

Danh chánh ngôn thuận là tên gọi có đúng đắn thì lời nói mới êm thuận, nghe lọt tai, mới thuyết phục được người nghe.

Sách Luận Ngữ có câu:

Danh bất chánh tắc ngôn bất thuận,

Ngôn bất thuận tắc sự bất thành.

Nghĩa là:

Danh không chánh đáng thì lời nói không xuôi,

Lời nói không xuôi thì công việc không kết quả.

 

Danh cương lợi tỏa

名韁利鎖

Danh: Tên gọi, tiếng tăm, nổi tiếng. Cương: sợi dây buộc vào miệng ngựa để điều khiển ngựa. Lợi: lợi lộc. Tỏa: cái khóa để khóa lại.

Cương tỏa là ý nói cái bó buộc mình, làm mất tự do.

Danh cương lợi tỏa là cái danh thì như sợi dây cương, cái lợi thì như cái khóa, hai thứ ấy ràng buộc con người mất tự do.

 

Danh lam thắng cảnh

名藍勝景

A: The famous landscape.

P: Le paysage célèbre.

Danh: Tên gọi, tiếng tăm, nổi tiếng. Lam: do chữ Già Lam phiên âm từ tiếng Phạn, chỉ cảnh chùa. Thắng: tốt đẹp. Cảnh: phong cảnh.

Danh lam là cảnh chùa đẹp nổi tiếng, như cảnh chùa Hương. Thắng cảnh là phong cảnh đẹp trội hơn hết.

Danh lam thắng cảnh là chỉ các cảnh đẹp nổi tiếng.

 

Danh Lợi Quyền

名利權

A: Honour, riches, power.

P: Honneur, richesse, pouvoir.

Danh: Tên gọi, tiếng tăm, nổi tiếng. Lợi: lợi lộc. Quyền: quyền hành.

Danh lợi quyền là danh dự, lợi lộc, quyền hành.

Đó là ba món mà con người nơi cõi trần rất ham thích, luôn luôn muốn thâu đoạt cho mình càng nhiều càng tốt. Có tiếng tăm, danh dự để được vẻ vang vinh hạnh với đời, thỏa mãn lòng tự ái; có lợi lộc để có đời sống vật chất đầy đủ sung sướng mà hưởng thụ; có quyền thế để có kẻ hầu người hạ, kẻ đưa người đón, ngồi không mà sai khiến người.

Nhưng đối với người tu hành, ba thứ danh lợi quyền là ba cái chướng ngại to lớn cản trở bước đường tu, nên cần phải dứt bỏ hẳn thì mới mong đạt đến cứu cánh của việc tu hành.

Còn ai danh vọng hơn Thái Tử Sĩ-Đạt-Ta, có ai quyền thế hơn Thái Tử Sĩ-Đạt-Ta? Thế mà khi Ngài quyết tâm đi tu tìm phương giải khổ cho chúng sanh thì Ngài can đảm vứt bỏ tất cả, chỉ một thân một mình, đi vào núi rừng thanh vắng, thiền định tu hành. Nhờ vậy mà Ngài đắc đạo vô thượng bồ đề với ngôi vị Chánh Đẳng Chánh Giác.

■ Đức Chí Tôn dạy rằng: "Dùng hết mưu chước quỉ quyệt thâu đặng lợi lộc quyền thế cho nhiều, vì vậy mà đời trở nên trường hỗn độn, tranh tranh đấu đấu, giựt giựt giành giành, gây nên mối loạn, nhơn loại nghịch lẫn nhau, giúp cho phép Tà quyền, mạnh hơn yếu thiệt, mất phép công bình thiêng liêng tạo hóa. Cái trường thảm khổ của thế gian cũng do nơi đó mà ra."

■ Thánh Ngôn Pháp văn, Đức Chí Tôn dạy về danh lợi quyền, Hội Thánh dịch ra như sau:

"Phẩm tước là gì? Của cải danh vọng là gì?

Phẩm tước là sự tổng hợp các chức tước đã bày ra để quyến rũ người hoặc ít hoặc nhiều. Những chức tước ấy do người đời tạo ra để phong thưởng kẻ khác.

- Giá trị của các chức tước ấy ra sao?

Giá trị của những chức tước ấy tùy theo người đã tạo nó ra. Việc chi do người đều phàm cả, nó không bền, thường bị hư hỏng và tiêu tan ngay sau khi người đã được nó tặng bị cướp mất sự sống.

Các con hãy tìm phẩm tước nơi cõi thiêng liêng, tước phẩm ấy mới là vĩnh viễn.

Còn tài sản là tổng quát các vật quí của con người đã thu nhặt trên thế gian nầy. - Của cải ấy gồm những gì?

Vàng bạc chỉ là loại kim khí tầm thường. Hồng là một chất màu, còn lụa là chất do loài vật cấu thành ra.

- Các con xem của ấy là quí giá thật sao?

Xét từ nơi sản xuất, các vật ấy đều không đáng kể.

Các con nên tìm sự giàu đức tính của Trời. Chỉ có cách đó mới gọi là vĩnh cửu. Của quí ấy không ai cướp đặng cả.

Danh vọng thường hay chống lại với đức hạnh. Nó rất ngắn ngủi và thường thành tựu nhờ sự gian trá.

Danh quyền nơi Trời là bền chắc nhứt, và danh quyền ấy mới chịu đựng nổi bao thử thách.

TRUNG bạch: Mấy con phải làm sao mà tìm đặng phẩm tước, của cải và danh vọng của Trời?

Thầy trả lời: Tu."

Danh lợi đem đường xuống hố sâu,

Lợi danh tráo chác lắm cơ cầu.

Mua danh cột buộc lằn mưa đạn,

Chác lợi là phăng mối chỉ sầu.

Đức Chí Tôn (29-3-1933)

■ Đức Cao Thượng Phẩm giáng cơ cũng có dạy về Danh Lợi Quyền, chép ra như sau:

"Nếu kể danh và quyền thì trong cửa Đạo có danh và quyền gì? Đạo chỉ có danh là biết thương người, quyền là phục vụ người, sau mới được cái danh quyền bất diệt của Chí Tôn ban cho nơi cõi thiêng liêng.

Nên hiểu: Danh, quyền, lợi lộc, theo thế gian thì đó là con đường tìm tội tình.

Vậy, Bần đạo khuyên nên lưu tâm, ngoài ra phải phân biệt tiểu tiết và đại sự. Để hỏng đại sự là bất trí, giữ danh cá nhân mà để thất danh Đạo là thấp hơn thường tình."

■ Tại Minh Thiện Đàn, Đức Lý Giáo Tông giáng cơ ngày 1-4-Quí Dậu (dl 25-4-1933) dạy về Danh Lợi Quyền:

"Ôi thôi! Nói thì nói vậy,

Chớ cuộc thế trò đời biết bao nhiêu kẻ,

Dùng thế lực mà bỏ khoan dung,

Lấy quyền hành quên bác ái.

Lấy danh dự ép tài tình,

Cuộc trò đời thấy vậy càng kinh,

Giảng tận lý nói binh nói hiếp.

Dầu dạy đến buổi đời mạt kiếp,

Cũng không trừ dứt nghiệp quyền danh.

Xúm đầu nhau thế lực giựt giành,

Để ngàn thuở ô danh thanh sử!

Lão khuyên hãy hồi tâm cư xử,

Để lòng công mới dự Thần Tiên.

Ở đời đây là chỗ ưu phiền,

Vui chi đó, thế quyền danh lợi!

Thấy lẽ phải thì mình khen ngợi,

Việc trái thời toan gởi ngoài tai.

Dẫu phải người mình lại khoe hay,

Hay như thế thật tài ai phục?

Dầu lẽo mép đưa qua một lúc,

Chớ tai đời trong đục đều thông,

Vậy Lão khuyên công lý cân đồng,

Bỏ tánh tục noi lòng Tiên Thánh.

Nầy chư nhu! Từ đây chẳng thật hành còn để dùng quyền hay là thế lực mà tới trước trở ngoái ra sau thì sẽ coi Lão có đủ quyền hành mà phạt răn trừng trị hay không cho biết nghe. Lão từ giã chư nhu."

 

Danh nhân Đại Đạo

名人大道

A: The celebrities of Caodaism.

P: Les célébrités du Caodaïsme.

Danh: Tên gọi, tiếng tăm, nổi tiếng. Nhân: người. Đại Đạo: nền Đạo lớn, đó là ĐĐTKPĐ, tức là Đạo Cao Đài.

Danh nhân Đại Đạo là các Chức sắc có phẩm tước lớn, có tiếng tăm lớn, có đức hạnh lớn và có công nghiệp lớn đối với Đạo Cao Đài.

Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc là hai vị đứng đầu các Danh nhân Đại Đạo.

ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.

 

Danh thể

名體

A: Honour and face.

P: Honneur et face.

Danh: Tên gọi, tiếng tăm, nổi tiếng. Thể: thể diện, những cái làm cho người ta coi trọng mình.

Danh thể là danh dự và thể diện.

ĐLMD: Nếu vị Chức sắc nào chẳng vì danh thể Đạo, làm cho đến đỗi Đời rẻ rúng thì sẽ bị Hội Thánh nghiêm trị.

ĐLMD: Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938).

 

DAO

DAO

(Xem: Diêu)

 

DÂM

DÂM

DÂM: Ham mê thú vui xác thịt nam nữ.
Td: Dâm loàn, Dâm phong.

 

Dâm loàn

淫亂

A: The debauch, debauched.

P: La luxure, luxurieux.

Dâm: Ham mê thú vui xác thịt nam nữ. Loàn: loạn, không có trật tự và phép tắc.

Dâm loàn là dâm dục bậy bạ, quan hệ thể xác lung tung với nhiều người, bất kể phép tắc lễ nghi.

KSH: Buông lời tục tĩu dâm loàn.

KSH: Kinh Sám Hối.

 

Dâm phong

淫風

A: The wanton customs.

P: Les moeurs obcènes.

Dâm: Ham mê thú vui xác thịt nam nữ. Phong: nếp sống theo thói quen lâu đời.

Dâm phong là nếp sống quen thuộc nghiêng về thú vui xác thịt nam nữ.

GTK: Thói dâm phong rù quến nguyệt hoa.

GTK: Giới Tâm Kinh.

 

Dâm phụ gian phu

淫婦奸夫

A: The adulteress and adulterer.

P: La femme adultère et l'homme adultère.

Dâm: Ham mê thú vui xác thịt nam nữ. Phụ: đàn bà. Phu: đàn ông.

Dâm phụ là người đàn bà có chồng mà lại thông dâm với một người đàn ông khác.

Gian phu là người đàn ông có vợ mà lại thông dâm với một người đàn bà khác đang có chồng.

GTK: Để răn loài gian phụ dâm phu.

GTK: Giới Tâm Kinh.

 

DẪN

DẪN

DẪN: Đưa đường, chỉ bảo cho biết.
Td: Dẫn độ, Dẫn giải.

 

Dẫn độ

引渡

A: To guide and to help.

P: Guider et secourir.

Dẫn: Đưa đường, chỉ bảo cho biết. Độ: cứu giúp, đưa qua sông.

Dẫn độ là dẫn dắt và cứu giúp, ý nói dẫn dắt vào đường đạo đức để cứu giúp linh hồn.

KK: Ra tay dẫn độ dày công giúp đời.

KK: Khai Kinh.

 

Dẫn giải

引解

A: To explain and to comment.

P: Expliquer et commenter.

Dẫn: Đưa đường, chỉ bảo cho biết. Giải: cắt nghĩa cho rõ ra.

Dẫn giải là dẫn dắt và cắt nghĩa cho biết rõ.

 

DÂY

Dây oan - Dây oan nghiệt

A: The bond of animosity - The bonds of Karma.

P: Le lien de l'animosité - Les liens Karmiques.

Dây: sợi dây dài dùng để buộc. Oan: thù giận. Nghiệt: cái mầm ác, nghiệp ác.

Ta vì lợi lộc cho mình mà làm điều ác độc hại người, khiến người ta thù giận mình. Sự thù giận đó tạo thành sợi dây vô hình ràng buộc chơn thần mình. Sợi dây đó được gọi là dây oan hay dây oan nghiệt. Chừng nào cái oan nghiệt đó được đền trả thì sợi dây ấy mới tiêu mất, còn nếu chưa đền trả thì sợi dây oan nghiệt ấy vẫn còn hoài để ràng buộc chơn thần mình. Mắt thường không thể thấy được sợi dây oan nghiệt, người có huệ nhãn mới có thể nhìn thấy được.

Khi mình chết, sợi dây oan nghiệt vẫn còn, ràng buộc chơn thần mình không cho xuất ra khỏi thể xác để siêu thăng, chơn thần buộc phải luân hồi trở lại để đền trả trong kiếp sau.

Do đó, trong thời kỳ Đại Ân Xá, Đức Chí Tôn ban cho Phép Đoạn Căn, để Chức sắc hành pháp cắt đứt các sợi dây oan nghiệt nầy, linh hồn mới xuất ra khỏi thể xác mà bay lên.

Những oan nghiệt mà con người gây ra nơi cõi trần thì rất nhiều, nhưng các sợi dây oan nghiệt ấy chỉ gom vào trong Bảy dây oan nghiệt mà thôi. (Xem: Bảy dây oan nghiệt, vần B)

KGO: Dây oan xe chặt buộc mình.

KTL: Dây oan nghiệt dứt rời trái chủ.

KGO: Kinh Giải Oan.

KTL: Kinh Tẫn Liệm.

 

Dây Sắc lịnh

A: A three-coloured sash of commander.

P: Une écharpe tricolore de commandement.

Sắc: Chiếu chỉ của vua ban ra. Lịnh: Mệnh lệnh.

Dây Sắc lịnh là một cái băng vải có 3 màu đạo (vàng, xanh, đỏ) theo chiều dọc, buộc ngang bụng của chư Chức sắc cao cấp HTĐ khi mặc Đạo phục chầu lễ Đức Chí Tôn hay khi cầm quyền hành chánh.

Dây Sắc lịnh nầy do Đức Lý Giáo Tông ban cho Chức sắc cao cấp HTĐ từ Thập nhị Thời Quân đổ lên để tỏ cho biết là đang hành chánh với trách nhiệm lớn và quyền hành lớn.

Đức Lý Giáo Tông buộc cả Chức sắc Thiên phong và tín đồ, hễ mỗi khi Chức sắc HTĐ mang Dây Sắc lịnh vào mình mà hành chánh nơi nào thì cả thảy đều phải tuân mạng, dầu lỗi hay phải gì cũng phải tùng theo, chỉ có Hội Thánh mới có quyền định đoạt mà thôi.

Dây Sắc lịnh may bằng vải gồm 3 màu vàng, xanh, đỏ kết lại theo chiều dọc làm như 3 sọc, tượng trưng quyền chưởng quản Tam giáo, nắm Thể pháp và Bí pháp trong tay.

Chức sắc Thời Quân chi Pháp thì mối cột Dây Sắc lịnh đặt giữa bụng, Thời Quân chi Đạo thì mối cột đặt bên hông mặt, Thời Quân chi Thế thì mối cột đặt bên hông trái.

Khi một Chức sắc HTĐ hay CTĐ dưới Thập nhị Thời Quân lãnh lịnh HTĐ thi hành một công việc Đạo quan trọng thì được Đức Hộ Pháp ban cho Dây Sắc lịnh để ủy nhiệm toàn quyền hành sự trong phạm vi trách nhiệm, buộc phải minh thệ chí công vô tư, và buộc toàn cả Chức sắc và tín đồ phải tùng mạng lịnh vị đó, xem vị đó là Đại diện của HTĐ. Khi thi hành nhiệm vụ xong, Chức sắc đó phải trả Dây Sắc lịnh lại HTĐ.

Trong quyển sách Chánh Trị Đạo của Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa xuất bản năm Giáp Dần (1974), trang 68, Ngài có giải về quyền năng của Dây Sắc lịnh, chép ra như sau đây:

Trong Pháp Chánh Truyền, Đức Chí Tôn có nói: "Thầy khuyên các con lấy tánh vô tư mà hành đạo. Thầy cho các con biết trước rằng: Hễ trọng quyền thì ắt có trọng phạt.

Vì lời khuyên ấy mà Đức Lý Giáo Tông buộc cả Chức sắc HTĐ phải minh thệ giữa Hội Thánh: Giữ dạ vô tư mà hành sự. Lại muốn tỏ ra rằng: Chức sắc HTĐ thật trọng quyền, Ngài mới ban cho Dây Sắc lịnh."

Dưới đây là sao lục lại lời của Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa giải đáp về Dây Sắc lịnh (thơ số 1421/PC) đáp hồi thơ số 47 ngày 23-9-Mậu Tý (dl 25-10-1948) của Thừa Sử Nguyễn Huợt Hải, Pháp Chánh Kim Biên:

1. Về quyền năng thiêng liêng: Người được HTĐ ban Dây Sắc lịnh là người đại diện của Đức Hộ Pháp trong khi hành sự, quyền hành y như Hộ Pháp khi thi hành mạng lịnh của Hộ Pháp. Dây Sắc lịnh là tướng diện của luật pháp, chẳng một quyền nào tương đối lại đặng. Khi hành pháp, thảng như quá quyền thì người đại diện đó mang trọng tội là lợi dụng hay là phỉ nhục Hộ Pháp.

2. Quyền hành hữu hình: Cả cơ quan hữu vi của Đạo, dầu trọng dầu khinh, đều phải cúi đầu vâng phục người thay mặt cho Thiên điều tại thế, tổng hợp cả quyền Tam giáo nơi mình đặng thi hành luật pháp.

Vì quyền hạn của Chức sắc HTĐ, dầu thượng cấp, dầu hạ cấp, hễ Hộ Pháp ban cho tới đâu, hành quyền tới đó, nó không có giới hạn định chắc cao hay thấp.

■ Chúng ta cũng cần lưu ý rằng trong bộ Đạo phục của Chức sắc CQPT, cái băng vải có một màu: đỏ, xanh hoặc vàng, choàng từ vai trái xuống hông mặt cũng được gọi là Dây Sắc lịnh. Trên Dây Sắc lịnh có gắn khuê bài mang phẩm cấp của Chức sắc đó.

Trường hợp nầy, Dây Sắc lịnh của Chức sắc CQPT không mang ý nghĩa như Dây Sắc lịnh của Chức sắc cao cấp HTĐ như vừa trình bày bên trên.

(Thiết nghĩ cái băng màu đỏ, xanh, hoặc vàng trong Đạo phục của Chức sắc CQPT, không nên gọi là Dây Sắc lịnh, để tránh trùng tên với Dây Sắc Lịnh của Chức sắc cao cấp HTĐ, mà nên gọi bằng một danh từ khác, thí dụ như gọi là: Dây Đạo lịnh.)

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

CQPT: Cơ Quan Phước Thiện.

 

DẪY

Dẫy xe trâu

A: The starting of the buffalo drawn carriage.

P: Le départ de la voiture à buffle.

Dẫy: cất lên, chồm mình khởi đi về phía trước. Xe trâu: chiếc xe có con trâu kéo đi.

Dẫy xe trâu là chiếc xe trâu khởi bánh đi tới.

Đây là nói về sự tích Đức Lão Tử ngồi trên xe trâu, có Từ Giáp đánh xe, đi về phía Tây nước Tàu, đến ải Hàm Cốc thì gặp quan Doãn giữ ải tên Hỷ đón lại xin học đạo. Đức Lão Tử ở lại Hàm Cốc truyền đạo cho Doãn Hỷ, rồi lấy sách Đạo Đức Kinh tặng cho Doãn Hỷ, dặn tu theo đó thì đắc đạo. Sau đó, Đức Lão Tử tiếp tục đi về phía Tây, đến núi Côn Lôn.

KKV: Kinh Khi Về.

 

DÈM

DÈM

 (Xem: Gièm)

 

DÉP

Dép cỏ

A: The straw sandal.

P: La sandale en paille.

Dép: đồ dùng có quai để mang vào chân.

Dép cỏ, chữ Hán: Thảo hài, là đôi dép được làm bằng loại cỏ mềm, dành cho các tu sĩ dùng.

Người tu thì mang dép cỏ, tránh mang các loại giày dép bằng da, vì hai lẽ:

·         Tỏ ý tiết kiệm, không khoe vẻ đẹp.

·         Tỏ ý không muốn có sự sát sanh thú vật để phụng sự cho con người.

TNHT: Môn đệ của Thầy, nhiều đứa muốn bỏ đạo y, ném dép cỏ, lột khăn tu mà mong hồi tục thế.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

DỂ

DỂ

DỂ: Coi thường, khinh rẻ.
Td: Dể duôi, Dể ngươi.

 

Dể duôi

A: To scorn, to disdain.

P: Mépriser, dédaigner.

Dể: Coi thường, khinh rẻ. Duôi: tiếng đệm.

Dể duôi là khinh rẻ, coi thường.

GTK: May đặng làm người chớ dể duôi.

GTK: Giới Tâm Kinh.

 

Dể ngươi

Dể: Coi thường, khinh rẻ. Ngươi: người, tiếng dùng với ý không tôn kính.

Dể ngươi, đồng nghĩa Dể duôi, là khinh thường, coi người ta không ra gì.

TNHT: Biết Đạo thì con chớ dể ngươi.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

DI

DI

1.    DI: Dời đi, chuyển đi, đổi đi.
Td: Di phong dịch tục, Di quan.

2.    DI: Sót lại, để lại, tặng biếu.
Td: Di hài, Di truyền.

3.    DI: Vui vẻ, hòa thuận.
Td: Di dưỡng tánh tình.

 

Di-Đà

彌陀

Đây là từ ngữ của Phật giáo, có nguồn gốc từ tiếng Phạn, được dùng với hai nghĩa như sau:

Di-Đà là nói tắt danh hiệu A-Di-Đà Phật, nghĩa là Đức Phật A-Di-Đà ở cõi Tây phương Cực Lạc.

GTK: Tây phương Phật Tổ, Di-Đà.

Kệ U Minh Chung: Nam mô Nhị Hội Long Hoa Hồng Vương Đại Hội Di-Đà Cổ Phật Chưởng Giáo Thiên Tôn.

■ Di-Đà là Phật, Đức Phật

KĐT:Giáng linh Hộ Pháp Di-Đà.

(Hộ Pháp Di-Đà là Đức Phật Hộ Pháp).

GTK: Giới Tâm Kinh.

KĐT: Kinh Ðại Tường.

 

Di-đà Tam tôn

彌陀三尊

Di-Đà: Đức Phật A-Di-Đà. Tam: ba. Tôn: kính trọng.

Đi-Đà Tam Tôn là ba pho tượng Phật đáng tôn kính.

Di-Đà Tam Tôn gồm: Đức Phật A-Di-Đà ngồi chính giữa, bên tay mặt của Ngài là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, và bên tay trái của Ngài là tượng của Đại Thế Chí Bồ Tát.

Nơi các chùa Phật thuộc Tịnh Độ Tông thường thấy thờ tượng Di-Đà Tam Tôn.

Đức Phật A-Di-Đà và hai vị Bồ Tát ấy ngự ở cõi Tây phương Cực Lạc, phóng hào quang để tiếp dẫn chúng sanh về cõi CLTG.

Thờ Di-Đà Tam Tôn còn có ý nghĩa là giúp chúng ta phát triển ba thể tánh: Bi, Trí, Dũng, trong mỗi con người chúng ta theo Đại Bi, Đại Trí, Đại Dũng của ba Đấng ấy.

■ Đức Phật A-Di-Đà tượng trưng sự sáng suốt hoàn toàn, tức là thể TRÍ.

■ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát tượng trưng tình thương yêu muốn cứu khổ chúng sanh, tức là thể BI.

■ Đức Đại Thế Chí Bồ Tát tượng trưng sức mạnh của ý chí, tức là thể DŨNG.

CLTG: Cực Lạc Thế giới.

 

Di dưỡng tánh tình

怡養性情

Di: Vui vẻ, hòa thuận. Dưỡng: nuôi. Tánh tình: tánh nết và tình cảm.

Di dưỡng tánh tình là nuôi nấng, bồi bổ cho tánh tình được yên vui, hòa nhã.

 

Di hài

遺骸

A: The mortal remains.

P: Les dépouilles mortelles.

Di: Sót lại, để lại, tặng biếu. Hài: bộ xương.

Di hài là bộ xương của người chết còn sót lại.

Ngay sau khi Đức Phạm Hộ Pháp qui Thiên tại Nam Vang, Đức Ngài giáng cơ dặn dò Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa như sau:

1. Di hài tẫn liệm theo đại liệm như đã làm cho Thượng Phẩm và Khai Pháp.

2. Phải tìm phương nào dung hòa tâm lý Đời Đạo nơi đây để di hài nằm yên một thời gian nơi đất Tần, rồi ngày kia sẽ di về Tổ Đình không muộn.

Dù rằng sẽ có sự kéo níu của thế lực, song di ngôn Tôi đã ký thì phải giữ, kẻo thế thường xem rẻ rúng mà tội nghiệp cho đoàn em của Chú. (Đức Phạm Hộ Pháp gọi Ngài Hồ Bảo Đạo là Chú em thân mật như tình gia đình).

 

Di-Lạc Vương Phật

彌勒王佛

A: Maitreya-Buddha.  

P: Maitreya-Bouddha.

Di-Lạc, Phật giáo gọi là Di-Lặc, do phiên âm từ tiếng Phạn: Maitreya, dịch ra Hán văn là Từ Thị, nghĩa là họ Tư, dòng lành, vì Phật lấy Từ Bi làm gốc.

Vậy Di-Lạc là Từ Thị. Thuở xa xưa lâu đời, Ngài Từ Thị gặp Phật, liền phát tâm tu hành, chứng phép Từ Thị Tam Muội. Từ ấy đến nay, Ngài lấy chữ Từ làm họ của mình.

Vương Phật là Phật Vua, tức là vị Phật thay mặt Đức Chí Tôn làm vua cai trị Càn khôn Thế giới và Vạn linh trong thời Tam Kỳ Phổ Độ.

Di-Lạc Vương Phật là vị Phật tương lai, giáng sanh xuống cõi trần vào thời TKPĐ, đắc đạo tại cội cây Long Hoa, làm Giáo chủ Đại Hội Long Hoa, thay mặt Đức Chí Tôn Thượng Đế mà làm vua cai trị Càn khôn Thế giới và Vạn linh.

Trong Kinh Thiên Đạo của Đạo Cao Đài, Đức Phật Thích Ca giáng cơ ban cho hai bài Kinh: Kinh Đại TườngDi-Lạc Chơn Kinh, nhờ đó chúng ta biết được nhiệm vụ và quyền hành của Đức Di-Lạc Vương Phật.

Khi Ngài làm nhiệm vụ cai quản Càn khôn Thế giới thì gọi Ngài là Đức Di-Lạc Vương Phật; nhưng khi Ngài làm nhiệm vụ cứu độ chúng sanh (năng cứu khổ ách, năng cứu tam tai, năng cứu tật bịnh, năng độ dẫn chúng sanh thoát chư nghiệt chướng) thì gọi Ngài là Di-Lạc Vương Bồ Tát.

Theo lời thuyết đạo của Đức Phạm Hộ Pháp trong Con đường Thiêng liêng Hằng sống: Tam Kỳ Phổ Độ nầy, Đức A-Di-Đà Phật giao quyền lại cho Đức Di-LạcVương Phật chưởng quản CLTG, nên Đức Di-Lạc Vương Phật hiện nay ngự tại cửa Kim Tự Tháp, dưới tàn cây dương tối cổ ở Kinh đô CLTG, còn Đức A-Di-Đà Phật vào ngự trong Lôi Âm Tự và Đức Phật Thích Ca ngự tại Kim Sa Đại điện.

Kim Tự Tháp tại Kinh đô CLTG có hình giống như Kim Tự Tháp Ai Cập, nhưng mình nó lại tròn, có nhiều từng, nhiều nấc, có rất nhiều chư Phật ngự trên đó, mỗi vị có liên đài riêng.

Bài Di-Lạc Chơn Kinh cho biết Đức Di-Lạc Vương Phật cai quản hai từng Trời: Hỗn Nguơn Thiên và Hội Nguơn Thiên, là hai từng thứ 12 và thứ 11, nằm kế bên trên Hư Vô Thiên, và bên dưới Hư Vô Thiên là Cửu Trùng Thiên.

Bài Kinh Đại Tường cho biết Đức Di-Lạc Vương Phật sẽ giáng sanh xuống trần vào thời Tam Kỳ Phổ Độ, có nhiệm vụ thực hiện các điều sau đây do Đức Chí Tôn giao phó:

1. Tái sanh sửa đổi Chơn truyền và Thâu các đạo hữu hình làm một:

Đức Phật Di-Lạc sẽ giáng sanh xuống cõi trần để sửa đổi và chỉnh đốn các giáo lý chơn truyền của các Đấng Giáo chủ thời Nhị Kỳ Phổ Độ để lại, đã bị người đời canh cải sai lạc rất nhiều, đồng thời gom tất cả tín ngưỡng tôn giáo trên hoàn cầu thống nhứt lại làm một mối, để có một tín ngưỡng chung, cùng nhìn nhận Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu là hai Đấng Cha Mẹ chung thiêng liêng của toàn nhơn loại.

2. Khai cơ Tận độ, Cửu tuyền diệt vong:

Đức Di-Lạc Vương Phật mở ra một cơ quan Tận độ chúng sanh, đóng cửa Địa ngục, giải phóng các tội hồn, cho đi đầu thai trả quả và lo tu hành để được cứu vớt trong sự Đại Ân Xá của Đức Chí Tôn.

3. Hội Long Hoa tuyển phong Phật vị và Trường thi Tiên, Phật, duợt kiếp khiên:

Đức Di-Lạc Vương Phật làm Chánh Chủ Khảo Trường thi công đức, tuyển lựa các ngôi vị Thần Thánh Tiên Phật để đưa vào tham dự Đại Hội Long Hoa do Ngài làm Giáo chủ.

4. Tạo đời cải dữ ra hiền, Bảo sanh nắm giữ diệu huyền Chí Tôn:

Đức Di-Lạc Vương Phật thay mặt Chí Tôn để tạo lập lại đời Thượng Nguơn Thánh đức, dân chúng hiền lương tôn thờ đạo đức, sống hòa bình trong một xã hội đại đồng trong giềng bảo sanh của Thượng Đế.

Đức Phật Di-Lạc có nhiều lần hóa sanh xuống cõi trần để giáo hóa và cứu độ nhơn sanh ở Ấn Độ và Trung Hoa. Phật giáo sử Trung Hoa còn ghi lại 3 lần hóa thân của Ngài là:

·         Vào đời nhà Tùy, Ngài hóa thân là Tăng Can.

·         Vào đời Ngũ Đại, Ngài là Bố Đại Hòa Thượng.

·         Vào đời Lục Triều, Ngài hóa thân là Phó Đại Sĩ.

Trong 3 lần hóa thân, nổi tiếng nhứt là Bố Đại Hòa Thượng. Dân chúng vẽ hình, đúc tượng theo hình ảnh của Bố Đại Hòa Thượng, có vóc dáng như Ông Địa, miệng cười toe toét, chung quanh có 6 đứa con nít đang chọc ghẹo.

Xin chép hai sự tích: Tăng CanBố Đại Hòa Thượng.

I. TĂNG CAN.

Vào đời nhà Tùy bên Tàu, có một Ông sư gọi là Tăng Can, cất một cái am bên cạnh chùa Quốc Thanh để ở. Không ai biết gốc tích của Ông sư nầy ở đâu, chỉ biết Ông lúc Ông đến cất am. Ông thỉnh thoảng đi thuyết giáo nơi nầy nơi nọ. Có nhiều lúc Ông cỡi cọp đi về am khiến chúng tăng trong chùa Quốc Thanh hoảng sợ.

Có lần Ông ôm về một đứa bé gởi nuôi trong chùa Quốc Thanh đặt tên là Thập Đắc. Thỉnh thoảng có một ông ăn mặc rách rưới từ núi tuyết đi ra, tên gọi Hàn Sơn, cũng đến ở chùa.

Hàn Sơn và Thập Đắc được người trong chùa xem như hai gã ăn mày. Khi chúng tăng ăn cơm xong thì hai người mới ăn những thức ăn còn thừa lại. Khi ngủ thì chỉ được ngủ ngoài hành lang. Có lúc cao hứng thấy hai người làm thơ, nhưng những bài thơ đó đọc lên không ai hiểu được ý nghĩa.

Một hôm, sau cơm trưa, chúng tăng đi nghỉ hết, hai người đi vào chỗ thờ, một người leo lên ngồi trên cổ tượng Văn Thù Bồ Tát, còn người kia leo lên ngồi trên vai tượng Phổ Hiền Bồ Tát. Một vị tăng tình cờ đi vào Chánh điện phát hiện ra việc nầy, vội chạy đi báo cho Hòa Thượng trụ trì biết và chư tăng đến lôi hai người xuống quở mắng về tội bất kính.

Lúc đó Ông Tăng Can đã tịch. Quan Huyện sở tại mắc một chứng bịnh nan y, Ông nằm chiêm bao thấy Ông Tăng Can hiện đến, tự xưng là Phật Di-Lạc, bảo quan Huyện muốn hết bịnh thì hãy đến đảnh lễ Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát, xin hai vị đó ban cho Ông phương thuốc trị dứt bịnh, mà muốn đảnh lễ hai vị Bồ Tát đó thì phải vào chùa Quốc Thanh, hỏi hai người tên là Hàn Sơn và Thập Đắc, vì đó là Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát hóa thân.

Sáng ngày, quan Huyện liền đi đến chùa Quốc Thanh như lời báo mộng, đòi gặp hai vị Hàn Sơn và Thập Đắc. Hòa Thượng trụ trì và chúng tăng trong chùa rất ngạc nhiên, không biết tại sao quan Huyện lại có vẻ kỉnh trọng hai người ăn mày đó thế. Hòa Thượng buộc lòng gọi hai người ấy ra. Hai vị liền nắm tay đi ra. Vừa thấy hai vị, quan Huyện quì mọp xuống lạy.

Hai vị Hàn Sơn và Thập Đắc đồng cười nói:

- Cái Lão Tăng Can bày đặt làm cho ta bại lộ rồi.

Nói rồi, hai vị cõng nhau chạy tuốt vô rừng mất dạng.

Quan Huyện mới thuật lại điềm chiêm bao của Ông cho vị Hòa Thượng và chúng tăng trong chùa nghe, mới biết: Tăng Can là Đức Di-Lạc Bồ Tát hóa thân, còn hai vị Hàn Sơn và Thập Đắc là Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát hóa thân.

II. BỐ ĐẠI HÒA THƯỢNG.

Bố Đại Hòa Thượng là một vị sư trọng tuổi có mang một túi vải lớn. (Bố Đại là cái túi vải lớn). Không ai biết tên tuổi và gốc gác của Ông, chỉ thấy Ông luôn luôn mang một cái túi vải lớn bên mình nên đặt ra gọi như vậy.

Ai cho gì, Ông cũng bỏ vào cái túi vải đó, đến chỗ gặp con nít đông thì Ông dừng lại, lấy tất cả đồ trong túi vải ra, rồi bày trò chơi vui đùa với lũ trẻ.

Ông có thân hình khác người thế tục, trán nhăn, mặt tròn, bụng lớn, mập mạp, luôn luôn mặc áo phạch ngực, miệng lúc nào cũng cười vui. Ông thường trú tại chùa Nhạc Lâm, huyện Phong Hóa, tỉnh Châu Minh.

Mỗi khi đi đường, Ông luôn luôn mang theo cái túi vải lớn và một cây tích trượng, không bao giờ rời xa hai vật ấy. Lại còn có 18 đứa con nít nhỏ thường đeo đuổi bên Ông để chọc ghẹo mà Ông vẫn cười hề hề, không phiền trách chi cả, đứa thì móc lỗ mũi, đứa dùi lỗ tai, đứa chọc vô rún, đứa móc miệng, đứa bịn mắt, vv. . . Mười tám đứa con nít đó là Lục căn, Lục trần, Lục thức, ở trong tịnh trí của Ông mà hiện ra do thần thông quảng đại của Ông. Nhưng người đời sau họa hình hay làm tượng Đức Phật Di-Lạc, họ bớt lại chỉ còn 6 đứa con nít, tượng trưng Lục căn, bởi vì chính Lục căn làm con người vọng động phải bị chìm đắm trong vòng luân hồi sanh tử, mà cũng chính Lục căn làm cho con người đắc đạo Vô Thượng Bồ Đề.

Thời đó là đời Ngũ Đại sau đời nhà Đường, nước Tàu chia làm 5 nước: Lương, Đường, Tấn, Hán, Chu, kéo dài từ năm 907 đến năm 960.

Thiền Tông bấy giờ rất mạnh. Một hôm, có một vị Thiền sư phái Thảo đường hỏi Bố Đại Hòa Thượng:

- Đại ý Phật pháp là thế nào?

Bố Đại Hòa Thượng đang quảy cái bị trên vai, Ngài liền để xuống rồi đứng yên.

Thiền sư hỏi tiếp:

- Chỉ có thế thôi hay có con đường tiến lên chăng?

Ngài lại xách túi vải mang lên vai rồi đi.

Hai cử chỉ ấy là hai câu trả lời. Ngài để cái bị xuống là ý nói buông tất cả, xả bỏ tất cả, đừng chấp cái gì hết kể cả Phật pháp. Buông tất cả rồi đứng yên là để tâm thanh tịnh, rồi quảy bị lên vai và đi là tự tại, là ung dung của bực thoát trần.

Khi Bố Đại Hòa Thượng ở xứ Mân Trung thì có một cư sĩ họ Trần thấy Ngài làm nhiều việc thần kỳ, nên đãi Ngài rất trọng. Lúc Ngài gần từ giã Ông Trần để đi qua xứ Lưỡng Chiết thì Ông cư sĩ muốn rõ tên họ của Ngài, bèn hỏi rằng:

- Thưa Hòa Thượng, xin cho tôi biết họ của Ngài, sanh năm nào và xuất gia đã bao lâu rồi?

Ngài bèn đáp rằng:

- Ta tỏ thiệt cho ngươi rõ, ta chính họ Lý, sanh ngày mùng 8 tháng 2. Ta chỉ biểu hiệu cái túi vải nầy để độ đời đó thôi. Vậy ngươi chớ tiết lộ cho ai biết.

Trần cư sĩ nghe vậy thì thưa rằng:

- Hòa Thượng đi đây, nếu có ai hỏi việc chi thì xin Ngài trả lời làm sao cho hợp lý, chớ tùy thuận theo người thì không khỏi bàng nhơn dị nghị tiếng thị phi.

Ngài liền đáp bằng bài kệ:

Ghét thương phải quấy biết bao là,

Xét nét lo lường giữ lấy ta.

Tâm để rổng thông thường nhịn nhục,

Bữa hằng thong thả phải tiêu ma.

Nếu người tri kỷ nên y phận,

Dẫu kẻ oan gia cũng cộng hòa.

Miễn tấm lòng nầy không quái ngại,

Tự nhiên chứng đặng lục ba la.

Trần cư sĩ lại hỏi:

- Bạch Hòa Thượng, Ngài có pháp hiệu chi không?

Bố Đại Hòa Thượng lại đáp bằng bài kệ:

Ta có cái túi vải,

Rổng rang không quái ngại,

Mở ra khắp mười phương,

Thâu vào quán tự tại.

Trần cư sĩ lại hỏi tiếp:

- Ngài có đem hành lý gì theo không?

Ngài liền đáp bằng một bài kệ nữa:

Bình bát cơm ngàn nhà,

Thân chơi muôn dặm xa,

Mắt xanh xem người thế,

Mây trắng hỏi đường qua.

Trần cư sĩ hỏi tiếp:

- Đệ tử rất ngu muội, biết làm sao đặng thấy tánh Phật.

Ngài đáp bằng bài kệ:

Phật tức tâm, tâm tức Phật,

Mười phương thế giới là linh vật,

Tung hoành diệu dụng biết bao nhiêu,

Cả thảy chẳng bằng tâm chơn thật.

Trần cư sĩ nói:

- Hòa Thượng đi lần nầy nên ở chùa, chớ ở nhà thế gian.

Ngài lại đáp rằng:

Ta có nhà Tam bảo,

Trong vốn không sắc tướng,

Chẳng cao cũng chẳng đê,

Không ngăn và không chướng.

Học vẫn khó làm bằng,

Cầu thì không thấy dạng,

Người trí biết rõ ràng,

Ngàn đời không tạo đặng,

Bốn môn bốn quả sanh,

Mười phương đều cúng dường.

Trần cư sĩ nghe rồi liền đảnh lễ Ngài mà thưa rằng:

- Xin Hòa Thượng nán lại một đêm dùng cơm chay với đệ tử đặng đệ tử hết lòng cung kính. Xin Ngài từ bi hạ cố.

Đêm ấy, Bố Đại Hòa Thượng ngụ tại nhà Trần cư sĩ, đến khi đi thì Ngài viết một bài kệ dán nơi cửa như vầy:

Ta có một thân Phật,

Có ai đặng tường tất,

Chẳng vẽ cũng chẳng tô,

Không chạm cũng không khắc,

Chẳng có chút đất bùn,

Không phai màu thể sắc,

Thợ vẽ vẽ không xong,

Kẻ trộm trộm chẳng mất.

Thể tướng vốn tự nhiên,

Thanh tịnh trong vặc vặc,

Tuy là có một thân,

Phân đến ngàn trăm ức.

Khi Ngài đến quận Tứ Minh, Ngài thường ở nhà Ông Tưởng Tôn Bá. Ngài khuyên Ông nầy nên trì niệm Câu chú: "Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa". Ông Bá nghe lời, luôn luôn trì niệm Câu chú nầy, trong lúc ngồi hay nằm đều niệm, nên người ta gọi Tưởng Tôn Bá là Ma Ha Cư sĩ.

Có một bữa nọ, Ngài cùng Ma Ha Cư sĩ ra tắm ở khe nước Trường đình. Khi Ngài đưa lưng cho Ma Ha cư sĩ kỳ cọ giùm thì ông nầy thấy nơi lưng Ngài có 4 con mắt rực rỡ chói lòa, lấy làm kinh dị vô cùng. Ông đảnh lễ Ngài và nói rằng:

- Hòa Thượng là một vị Phật tái thế.

Ngài liền khoát tay bảo nhỏ rằng:

- Ngươi chớ tiết lậu. Ta với ngươi vốn có nhân duyên rất lớn, rồi đây ta sẽ từ biệt ngươi mà đi, chớ nên buồn rầu.

Khi trở lại nhà, Ngài hỏi Ma Ha cư sĩ:

- Ý ngươi muốn giàu sang không?

Ma Ha cư sĩ thưa rằng:

- Vả chăng, sự giàu sang như mây nổi, như chiêm bao, nên tôi nguyện cho con cháu đời đời được miên viễn mà thôi.

Ngài thọc tay vào túi vải lấy ra cái hộp, trong đó đựng cái túi nhỏ và một sợi dây, đưa tặng Ma Ha cư sĩ, nói rằng:

- Ta tặng ngươi mấy vật nầy mà từ biệt. Song ta căn dặn ngươi phải gìn giữ kỹ lưỡng mà làm biểu tín những việc hậu vận của ngươi.

Ma Ha cư sĩ lãnh mấy món ấy mà chẳng hiểu được ý gì. Cách vài bữa sau, Bố Đại Hòa Thượng trở lại hỏi rằng:

Nhà ngươi hiểu được ý ta không?

Cư sĩ thưa rằng:

- Thưa Ngài, đệ tử thiệt chẳng rõ.

- Đó là ta muốn cho con cháu của ngươi ngày sau cũng như mấy vật ta tặng đó vậy. Cái hộp là thể thân xác của ngươi, cái túi nhỏ là cái tâm, sợi dây là ý để liên lạc với Phật về mặt vô hình. Ngươi đã hiểu giàu sang là mây nổi, kiếp sống là chiêm bao, vậy nên thành ý.

Nói rồi Ngài liền từ giã đi ngay.

Đến sau, quả nhiên con cháu của Ma Ha cư sĩ đều được vinh hoa phú quí, hưởng lộc nước đời đời.

Bố Đại Hòa Thượng trở về chùa Nhạc Lâm. Đến ngày mùng 3 tháng 3, năm thứ 3 niên hiệu Trinh Minh, Ngài không bịnh chi cả, ngồi trên bàn thạch gần mái chùa Nhạc Lâm, làm một bài kệ:

Di-Lạc chơn Di-Lạc,

Phân thân thiên bách ức,

Thời thời thị thời nhơn,

Thời nhơn tự bất thức.

Nghĩa là:

Di-Lạc thật Di-Lạc,

Phân thân thành muôn ức,

Thường thường dạy người đời,

Người đời tự không biết.

Làm bài kệ xong thì Ngài nhập diệt.

Nhắc lại, ở vùng nầy có Ông Trần Đình Trưởng, thấy Bố Đại Hòa Thượng hay khôi hài mà không lo sự gì cả, nên mỗi lần gặp Ngài thì hay buông lời diễu cợt, rồi giựt cái túi vải đem đốt. Hễ bữa nay đốt rồi thì hôm sau lại thấy Ngài mang cái túi vải như cũ. Ông lại giựt và đem đốt nữa, thì hôm sau vẫn thấy Ngài mang cái túi vải đó. Ông Trần lấy làm lạ nên đem lòng kính phục và chẳng dám chế diễu nữa.

Nay thấy Ngài nhập diệt rồi, Ông Trần Đình Trưởng lo mua áo quan để tẫn liệm Ngài, cốt ý chuộc tội với Ngài, nhưng đến chừng khiêng quan tài đi chôn, người rất đông mà khiêng cái quan tài không nổi.

Trong bọn ấy có người họ Đồng, ngày thường vẫn tỏ lòng tôn kính Ngài, khi thấy việc linh hiển như vậy liền vội vã đi mua cái áo quan khác mà đổi, liệm thi hài của Ngài vào áo quan mới. Khi khiêng đi chôn thì cảm thấy nhẹ phơi phới.

Ai nấy đều kinh sợ, và đem lòng cung kính. Người trong quận lập hội lớn, lo xây tháp cho Ngài tại núi Phong sơn.

Các vị Tổ Sư Thiền Tông Phật giáo Trung Hoa chọn ngày Vía Đức Phật Di-Lạc vào ngày đầu năm, mùng 1 Tết Nguyên đán hằng năm với ý nghĩa là:

- Hình ảnh phúc hậu và nụ cười cởi mở của Đức Phật sẽ đem đến niềm vui và hạnh phúc cho gia đình suốt năm.

- Đức Phật Di-Lạc là vị Phật tương lai, vị Phật trong niềm hy vọng của mọi người để lập đời Thượng nguơn Thánh đức, mà ngày mùng 1 Tết là ngày hy vọng, là ngày chúc tụng lẫn nhau được mọi điều tốt đẹp và thành công.

Thời kỳ khởi đầu của ĐĐTKPĐ, Đức Phật Di-Lạc chưa giáng sanh xuống cõi trần, Ngài còn ở Cung Trời Đâu Suất. Ngài chỉ thỉnh thoảng giáng cơ để giáo hóa nhơn sanh.

Sau đây xin trích một bài Thánh giáo của Đức Di-Lạc Vương Phật giáng cơ trong Thánh giáo sưu tập:

THI:

" DI -LẠC THIÊN TÔN giáng cõi trần,

Chào chư Thiên mạng, bực nguyên nhân.

Mừng chung thiện tín hàng tâm đạo,

Để nghiệm lời đây đạo đức phân.

Nầy chư môn đồ! Đương giữa lúc thế trần đau khổ, ách nước nạn dân, chư môn đồ đã là những thành phần giác ngộ, tìm Đạo học Đạo để tu thân và đem Đạo dìu dẫn người đời. Đó là chư môn đồ làm đúng theo lòng Thượng Đế.

Cõi đời là tạm bợ, hãy nương vào đây để lập công bồi đức, đừng xem đây là cõi thiệt vĩnh cửu trường tồn, rồi đắm say trần lụy, quên mất căn xưa, không ngày trở lại ngôi xưa vị cũ.

Một xã hội loài người muốn hưởng cảnh đất Thuấn Trời Nghiêu, thái bình thạnh trị, cần phải có đa số con người lương thiện để xây dựng xã hội đó.

Chư môn đồ ngày nay đang dấn thân vào nghiệp duyên trần cấu, chịu sự trả quả chung của dân tộc, đừng bi quan, đừng thối chí, hãy nương cảnh ấy mà tu thân hành thiện, tự giải thoát cho mình và giúp người khác cùng giải thoát.

Hằng ngày, Bần đạo thấy đa số nhơn sanh bá tánh đến trước Chánh điện lễ bái kỉnh thành, hiến dâng lễ vật, nghĩ thiệt là tội nghiệp. Thương thay cho lòng mê muội của nhơn sanh còn quá nặng! Có mấy ai thấy được mặt Di-Lạc Thiên Tôn bao giờ chưa? Bần đạo chắc là chưa ai thấy, chỉ có lời truyền tụng hoặc huấn dụ xuyên qua đàn cơ cùng Thánh giáo.

Sự tạc tượng thờ đó là do lòng kỉnh thành của nhơn sanh thiện tín để cụ thể tướng và thể hiện lòng kỉnh thờ đối với bậc trọn lành đem Đạo cứu đời.

Thương hại cho người đời còn lầm tưởng rằng: Đem lễ vật hiến dâng lễ bái để cầu xin một việc tư riêng sẽ được Bần đạo hộ trì giúp đỡ!...

- Sự lễ bái, cúng lạy, quì mọp, ngoài ý nghĩa trịnh trọng thi lễ với Phật Trời, lại còn có ý nghĩa câu thúc thân mình trong sự khó khăn để trừ bớt nghiệp thân.

- Tịnh khẩu hoặc niệm Phật, tụng kinh để trừ bớt nghiệp khẩu.

- Nhắm mắt tham thiền hoặc ngó ngay vào tượng Phật hoặc ngọn nhang, ngọn đèn để trừ bớt nghiệp nhãn.

- Tham thiền định ý, khép chặt không cho tư tưởng suy nghĩ vẩn vơ phóng túng để trừ bớt nghiệp ý.

- Thiền định, không chấp nhận mọi tiếng động vào tai để trừ bớt nghiệp nhĩ.

Tóm lại, tất cả những điều ấy là những phương pháp trợ người tu hành được yên ổn trả dứt nghiệp cũ, không gây nghiệp mới và tạo thêm âm chất để làm vốn liếng sản nghiệp vô hình cho kiếp lai sanh hoặc cho bên kia thế giới.

Người tu hành nhờ rất nhiều phương pháp để trợ duyên, đừng quá chú trọng những hình thức đó tưởng là để Trời Phật thương rồi cho thành Chánh quả!

Mặc áo đạo để được nghiêm chỉnh, không nói, không dám làm điều trái đạo, làm cho thân thể mình mất mỹ thuật như thí phát, áo bã nâu sồng, chơn không đi dép, đó là ngăn chận sự quyến rũ của tha nhân mà quấy rầy, không được an thân hành Đạo, ăn chay ăn lạt cho nhiều để thể hiện lòng bác ái hy sinh: Bác ái với loài vật, không nỡ giết chúng để nuôi mình sống, hy sinh sự thèm thuồng rượu ngon thịt béo để làm chủ được Thất tình Lục dục.

Đó là phương tiện cần kíp cho người tu và cũng đừng chú trọng đến đó là được thành Chánh quả.

Nói rõ hơn, ăn chay, niệm Phật, cúng lạy, hiến dâng, áo bã nâu sồng, là những phương tiện, không lấy đó làm đề tài chính để thành Chánh quả. Nhưng muốn thành Chánh quả, phải có những phương tiện đó gắn bó bên mình từ nội tâm đến ngoại thể.

Chư môn đồ ơi! Kỳ nầy là kỳ Đại Ân Xá, ai tu hành cũng dễ đắc quả vị, mà cũng chính thời kỳ nầy là thời kỳ hoàng kim, khoa học tiến bước vượt bực. Những chủ thuyết hiện sinh đang tràn ngập thị trường sách báo, những vật chất xa hoa đua đòi thụ hưởng cũng dễ quyến rũ hấp dẫn. Vì vậy, cũng chính thời kỳ nầy là thời kỳ dễ sa đọa, làm tiêu tán bổn chơn linh, nguyên nhân khó trở lại.

Đa số môn đồ tín hữu đều có lòng mong vọng ngày Long Hoa Đại Hội, Phật Vương ra đời cầm quyền thưởng phạt.

Ý niệm đó cũng tốt, nhưng muốn được Phật Vương ban thưởng, ngay từ bây giờ, hãy làm những phương tiện, phương pháp hành đạo mà Bần đạo vừa dạy khuyên. Có làm đúng được, ví như làm bài trúng, sẽ thi đậu trong kỳ chung cuộc của Đại Hội Long Hoa.

Còn điều quan trọng nữa sau đây: Tất cả môn đồ tín hữu, hoặc con chiên của Trời, của Phật, của Chúa, v.v...hãy vì lòng Đạo mà thương yêu đoàn kết, quây quần với nhau thành một khối vĩ đại để kết tụ khối tinh thần đạo đức vĩ đại, thường xuyên liên giao thân hữu, thăm viếng để trao đổi học hỏi đạo lý thuần chơn. Hễ đạo đức thắng thì Ma Vương Tà mị thối. Ngược lại, nếu đạo đức còn chia rẽ là đạo đức thối, ắt Ma Vương Tà mị thắng.

Nhớ đạo đức nơi đây có nghĩa là thuần túy tôn giáo. Có thuần túy tôn giáo mới thuận lòng Trời, hạp lòng người, mới mong thế gian được đạo đức bảo tồn trong kỳ Hạ nguơn Mạt kiếp nầy. THĂNG."

Trong những ngày Đại lễ Khai Đạo Cao Đài tại Thánh Thất tạm đặt tại Chùa Từ Lâm Tự Gò Kén (Tây Ninh), có trưng bày đôi liễn do Đức Chí Tôn ban cho:

·         Di-Lạc thất bá thiên niên quảng khai Đại Đạo,

·         Thích Ca nhị thập ngũ thế chung lập Thiền môn.

Nghĩa là:

Thất bá thiên niên: 700 000 năm. Quảng khai: Rộng mở. Nhị thập ngũ thế: 25 thế kỷ tức là 2 500 năm. Chung: Hết.

·         Đức Phật Di-Lạc, 700 000 năm, rộng mở nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ,

·         Đức Phật Thích Ca, 25 thế kỷ, chấm dứt việc lập nền Phật giáo.

CLTG: Cực Lạc Thế giới.

TKPÐ: Tam Kỳ Phổ Ðộ.

ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.

 

Di ngôn bất hủ

遺言不朽

A: The indestructible last-words.

P: Les dernières paroles indestructibles.

Di: Sót lại, để lại, tặng biếu. Ngôn: lời nói. Bất: không. Hủ: gỗ mục.

Di ngôn là lời nói của người chết để lại.

Bất hủ là không mục nát.

Di ngôn bất hủ là lời nói của người chết để lại không bao giờ mục nát, có giá trị vĩnh viễn, làm khuôn thước cho đời sau.

Như vua Hớn Chiêu Liệt (Lưu Bị thời Tam Quốc) trước khi chết, kêu con là Thái Tử Lưu Thiện đến dặn rằng:

Vật dĩ ác tiểu nhi vi chi, 勿以惡小而為之

Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi. 勿以善小而為

Nghĩa là:

Chớ cho việc ác nhỏ (tội không đáng kể) mà làm,

Chớ cho việc thiện nhỏ (công không đáng kể) mà không làm.

Đây quả thật là di ngôn bất hủ của Lưu Bị.

Đối với người tu hành, hai câu nầy có một giá trị đặc biệt trên phương diện lập công bồi đức, nên trong bài Kinh Nhập Hội, Đức Phạm Hộ Pháp có viết rằng: "Phép tu vi là kế tu hành." Người tu hành, phải bắt đầu tập làm các việc lành nhỏ, rồi dần dần mới tới việc lành lớn. Nhiều cái công đức nhỏ gom lại cũng thành công đức lớn. (Tụ thiểu thành đa).

 

Di phong dịch tục

移風易俗

A: To change the customs.

P: Changer les coutumes.

Di: Dời đi, chuyển đi, đổi đi. Dịch: dời đổi. Phong tục: thói quen lâu đời.

Di phong dịch tục là làm cho phong tục của xã hội dời đổi khác với thuở xưa.

 

Di quan

移棺

A: To displace the coffin.

P: Déplacer le cercueil.

Di: Dời đi, chuyển đi, đổi đi. Quan: cái áo quan trong đó có liệm xác người chết, thường gọi là quan tài. Khi di chuyển thì gọi là Linh cữu.

Di quan là di chuyển cái quan tài đem đi chôn.

 

Di xú vạn niên

遺醜萬年

A: To leave a bad reputation in ten thousand years.

P: Laisser une mauvaise réputation dans dix mille ans.

Di: Dời đi, chuyển đi, đổi đi. Xú: xấu, việc xấu. Vạn niên: muôn năm.

Di xú vạn niên là để lại cái tiếng xấu muôn năm sau.

 

1.    DĨ: Lấy, dùng, cho đến, nhân vì.
Td: Dĩ ân báo oán, Dĩ chí.

2.    DĨ: Thôi, quá, sự đã qua.
Td: Dĩ định, Dĩ vãng.

 

Dĩ ân báo oán

以恩報怨

A: To return good for evil.

P: Rendre le bien pour le mal.

Dĩ: Lấy, dùng, cho đến, nhân vì. Ân: ơn. Báo: đáp lại. Oán: thù giận.

Dĩ ân báo oán là lấy ơn đức đáp lại oán thù.

Dĩ ân báo oán thì oán mới tiêu.

Dĩ oán báo oán thì oán còn mãi mãi.

 

Dĩ chí

以至

A: Until.

P: Jusqu'à.

Dĩ: Lấy, dùng, cho đến, nhân vì. Chí: tới, đến.

Dĩ chí là cho đến.

TĐ ĐPHP: Từ trong vật loại dĩ chí nhơn thân chúng ta đã có liên quan mật thiết nồng nàn.

TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.

 

Dĩ định

已定

A: Decided already.

P: Déjà accompli.

Dĩ: Thôi, quá, sự đã qua. Định: không dời đổi.

Dĩ định là đã định như vậy rồi thì không dời đổi.

TNHT: Thiên cơ dĩ định cho nền Đạo sáng lập đặng cứu vớt sanh linh.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Dĩ đức phục nhơn

以德服人

Dĩ: Lấy, dùng, cho đến, nhân vì. Đức: đạo đức. Phục: thuận theo. Nhơn: người.

Dĩ đức phục nhơn là dùng đạo đức làm cho người thuận theo, tức là dùng đạo đức để chinh phục lòng người khiến người ta tâm phục.

 

Dĩ hạ - Dĩ thượng - Dĩ hậu

以下 - 以上 - 以後

A: Down to - As above - After.

P: En dessous - En dessus - Après.

Dĩ: Lấy, dùng, cho đến, nhân vì. Hạ: thấp, dưới. Thượng: trên. Hậu: sau.

Dĩ hạ là lấy trở xuống dưới, từ đây trở xuống.

Dĩ thượng là lấy trở lên trên, từ đây trở lên.

Dĩ hậu là lấy trở về sau, từ đây về sau.

 

Dĩ hòa vi tiên

以和為先

Dĩ: Lấy, dùng, cho đến, nhân vì. Hòa: êm thuận với nhau. Vi: làm. Tiên: trước.

Dĩ hòa vi tiên là lấy sự hòa thuận làm trước hết.

TNHT:Vì vậy Thiếp khuyên các em dĩ hòa vi tiên.

(Thiếp: tiếng tự xưng của Đức Quan Âm Bồ Tát)

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Dĩ thân tuẫn đạo

以身殉道

Dĩ: Lấy, dùng, cho đến, nhân vì. Thân: thân mình. Tuẫn: liều chết vì một việc gì. Đạo: tôn giáo.

Dĩ thân tuẫn đạo là đem thân chết vì Đạo hay là vì Đạo mà hy sinh thân mình.

Những vị nầy sẽ đắc thành Thánh Tử Đạo.

 

Dĩ vãng

已往

A: The past.

P: Le passé.

Dĩ: Thôi, quá, sự đã qua. Vãng: đã qua.

Dĩ vãng là thời gian đã qua.

 

Dĩ văn

以聞

A: To report respectfully.

P: Rapporter respectueusement.

Dĩ: Lấy, dùng, cho đến, nhân vì. Văn: truyền đạt, báo cho biết.

Dĩ văn là dùng để báo cho biết.

Trong các Sớ Văn thượng tấu, cuối bài Sớ thường có hai chữ "Dĩ Văn", có nghĩa là: Kính trình với thượng cấp, tức là kính cẩn tâu bày lên Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng.

 

DỊ

DỊ

DỊ: Khác, lạ.
Td: Dị đồng, Dị chủng.

 

Dị đồng

異同

A: Different and similar.

P: Différent et semblable.

Dị: Khác, lạ.  Đồng: cùng, giống nhau.

Dị đồng là khác nhau và giống nhau.

Những điểm dị đồng là những điểm khác nhau và những điểm giống nhau.

 

Dị chủng

異種

A: The different race.

P: La race différente.

Dị: Khác, lạ. Chủng: loài, giống nòi, chủng tộc.

Dị chủng là những người thuộc chủng tộc khác, ý nói người ngoại quốc.

TNHT: Chi cần dị chủng đến dâng công.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Dị đoan

異端

A: The superstition.

P: La superstition.

Dị: Khác, lạ. Đoan: đầu mối.

Dị đoan là những điều tín ngưỡng kỳ quái khiến người ta mê muội tin theo.

TNHT: Thầy chẳng dùng sự chi mà thế gian gọi là tà quái dị đoan.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Dị hượm

A: Bizarre.

P: Bizzarre.

Dị: Khác, lạ. Hượm: hay Hợm là kỳ lạ xấu xa.

Dị hượm hay Dị hợm là điều kỳ lạ xấu xa, quái gở.

TĐ ĐPHP: Tôi nói quyết một điều là Chánh Trị Đạo mà có dính một chút của quyền đời thì dị hượm xấu xa lắm.

TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.

 

Dị lộ đồng qui

異路同歸

A: To arrive at a same aim by the different ways.

P: Arriver au même but par des voies différentes.

Dị: Khác, lạ. Lộ: đường. Dị lộ là những con đường khác nhau. Đồng: cùng. Qui: trở về, hiệp về. Đồng qui là cùng về một điểm.

Dị lộ đồng qui là nhiều con đường khác nhau mà cùng về một chỗ.

Ý nói: Phương pháp khác nhau nhưng cùng một mục đích. Câu nầy có ý nghĩa giống như câu: Vạn thù qui nhứt bổn.

 

Dị nghị

異議

A: To contest, to contradict.

P: Contester, contredire.

Dị: Khác, lạ. Nghị: bàn cãi.

Dị nghị là bàn cãi khác đi, có ý bài bác, phản đối.

TNHT: Thầy cấm không cho dị nghị việc người.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

DỊCH

Dịch lý

易理

A: The philosophy of the Yi King.

P: La philosophie du Yi King.

Dịch: kinh Dịch. Lý: triết lý.

Dịch lý là triết lý trong Kinh Dịch.

Kinh Dịch là một bộ sách rất xưa và rất nổi tiếng, nói về triết lý vũ trụ và nhân sinh của cổ nhân Trung hoa.

Nhưng trước hết, chúng ta xem Dịch là gì?

Theo chiết tự, Dịch có phần trên là chữ Nhựt : mặt trời, phần dưới là biến thể của chữ Nguyệt : mặt trăng.

Như vậy Dịch là sự vận chuyển biến đổi của mặt trời và mặt trăng, tức là của ngày đêm, sáng tối, nói một cách tổng quát thì Dịch là sự biến đổi của Âm Dương.

Âm Dương có tính chất tương phản nhau nhưng cũng tương ứng, tương cầu (tìm nhau), tương giao (gặp nhau), có tương giao mới có tương thôi (xô đẩy nhau), tương thể (thay thế nhau và bổ túc nhau) để tương thành (giúp nhau hoàn thành).

Dịch còn là biến dịch, tức là biến hóa, và mọi vật đều do sự biến hóa của Âm Dương mà ra. Sở dĩ có sự biến hóa như thế là vì do hai Khí Âm Dương tương ma (chà xát nhau) và nhờ đó mà sanh thành vạn vật.

Sự biến dịch cũng có qui luật: Phản phục, tuần hoàn.

Phản phục là khi Âm thịnh thì Dương suy, khi Dương thạnh thì Âm suy, hết tịnh tới động, hết động tới tịnh, vật cùng tắc biến, mà biến thì phản phục. Nhờ sự phản phục mà sự vật trong vũ trụ không bị bế tắt, không bị cùng, nên mới thông được mà sinh sinh hóa hóa mãi mãi.

Tuần hoàn là sự biến hóa đến cùng rồi thì quay trở lại, để cho được thông, có thông thì mới vĩnh cửu trường tồn.

* Vũ Trụ Quan: Kinh Dịch nói về nguồn gốc của vũ trụ, từ Nhị nguyên tiến tới Nhứt nguyên.

Kinh Dịch xây dựng nguyên lý Âm Dương làm nguồn gốc của vũ trụ. Dương (Càn) tạo ra vạn vật vô hình, thuộc phần khí, nhưng phải nhờ Âm (Khôn) vạn vật mới chuyển qua hữu hình, cho nên công của Khôn cũng lớn như công của Càn, nhưng Khôn phải ở sau Càn, tùy thuộc Càn và bổ túc Càn.

Càn Khôn không phải tự nhiên mà có. Càn Khôn tức Âm Dương do Thái Cực biến hóa sanh ra. Đây mới chính thật là khởi điểm của CKVT. Khi Âm Dương thống nhứt trở lại thì biến thành Thái Cực, tức là từ Nhị nguyên trở về Nhứt nguyên.

* Nhân Sinh Quan: Kinh Dịch nêu rõ: Thiên nhân tương dữ, tức cho rằng: Vũ trụ vạn vật đồng nhứt thể.

Đại biểu của vũ trụ là Trời Đất, đại biểu của vạn vật là Người. Trời Đất và Người cùng một thể, nên người được đứng vào hàng Tam Tài (Thiên Địa, Nhân). Phép tắc của Trời làm mô phạm cho hành vi của Người, tức là Thiên đạo làm mô phạm cho Nhơn đạo.

Cả vũ trụ chỉ là Âm Dương, Trời Dương, Đất Âm, trai là dương, gái là âm, như vậy Trời Đất và con người là nhất thể. Loài người bị luật Âm Dương chi phối, thì Nhơn đạo bị Thiên đạo chi phối.

Cho nên trong Thuyết Quái truyện của Kinh Dịch có nói rằng: Dịch lập đạo Trời là Âm Dương, đạo Đất là cương nhu, đạo Người là nhân nghĩa.

Trong 64 quẻ của Kinh Dịch, tổng hợp lại chỉ nói bao gồm trong hai chữ: TRUNG CHÁNH.

Chánh là ngay thẳng, hợp với đạo lý.

Trung là ngay giữa, không nghiêng lệch.

Đạo lý trong thiên hạ chỉ khiến cho việc không trung trở về chỗ trung, việc không chánh trở về chỗ chánh.

Trung Chánh là quan niệm căn bản trong Kinh Dịch.

Nhưng Chánh không quí bằng Trung, vì có Chánh chưa hẳn đã có Trung, nhưng khi giữ được Trung thì đã có Chánh rồi. Như thế, Trung bao gồm Chánh, chớ Chánh không bao gồm được Trung. Khi quan sát các việc thiên nhiên trong Trời Đất, thấy cái gì đi đến chỗ thái quá thì gây phản ứng, nên Thánh nhân khuyên giữ lấy đạo Trung, phải giữ quân bình để tránh phản ứng tức là tránh tai họa.

Nhưng 2 chữ Chánh Trung lại gồm trong một chữ THỜI.

Hợp Thời mới gọi là Trung. Thí dụ như người giàu sang mà keo kiệt, người nghèo khó mà xa xí, thế thì không hợp Thời, tức không phải là Trung.

Thời gồm cả Chánh nữa, bởi vì nếu Chánh mà không hợp Thời thì thành ra xấu.

Tùy Thời mà vẫn giữ được Trung Chánh. Chúng ta phải biết lúc nào nên cương, lúc nào nên nhu, lúc nào nên tiến, lúc nào nên thoái, lúc nào nên động, lúc nào nên tĩnh,... tức là phải tùy Thời mà hành động. Cái đó rất khó, phải bình tĩnh, vô tư, sáng suốt thì mới biết tùy Thời.

64 quẻ của Kinh Dịch là 64 thời; 384 hào là 384 hoàn cảnh. Bấy nhiêu đó mà suy ra thì có thể áp dụng cho mọi việc mọi lúc trong đời sống.

Như phần trên đã nói: Dịch là Âm Dương, hai thế lực ấy không bao giờ tiêu diệt nhau, nhưng lại biến đổi nghịch chiều nhau: Âm thạnh thì Dương suy, hay ngược lại. Từ chỗ đó mới suy ra Thiện và Ác, Tiên Phật và Quỉ Ma, Quân tử và Tiểu nhân. Hai cái đó luôn luôn tồn tại, kềm giữ nhau chớ không thể tiêu diệt nhau.

Nếu không có Ác thì làm sao biết Thiện, không có Quỉ Ma thì làm sao biết Tiên Phật, cũng như không có Tiểu nhân thì làm sao biết được người nào là Quân tử.

Thời thịnh thì Quân tử thắng, Tiểu nhân thối nhưng nó vẫn còn ẩn náo ở đó chớ không phải bị tiêu diệt. Cuộc tranh đấu giữa Thiện và Ác không bao giờ chấm dứt, từ bao đời xưa sẽ mãi mãi tồn tại đến bao đời sau.

Người Quân tử phải dụng đức trí mà tùy thời hành động cho thích hợp. Khi đắc thời thì khoan dung với Tiểu nhân, còn khi thất thời thì qui ẩn giữ đạo Trung Chánh.

Tóm lại: "Chu Dịch nhất bộ thư, khả nhứt ngôn nhi tế chi, viết: Thời." Nghĩa là: Bộ sách Chu Dịch có thể tóm tắt trong một chữ: THỜI.

(Đây là nói tóm tắt về Triết lý của Kinh Dịch, còn phần nguồn gốc của Kinh Dịch thì xem nơi chữ: Ngũ Kinh, vần Ng)

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

 

Dịch sử

役使

A: To command, to order.

P: Commander, donner un ordre.

Dịch: sai khiến. Sử: sai khiến.

Dịch sử là sai khiến.

KNHTĐ: Vô vi nhi dịch sử quần linh.

KNHTĐ: Kinh Ngọc Hoàng Thượng Ðế.

 

DIÊM

Diêm cung - Diêm đài - Diêm đình

閻宮 - 閻臺 - 閻廷

Diêm: cõi Âm phủ, cõi của người chết.

Cung: cung điện. Đài: đền đài. Đình: triều đình.

Diêm cung là cung điện nơi cõi Âm phủ, là nơi làm việc của Thập Điện Diêm Vương cai quản cõi Âm phủ.

Điêm đài là đền đài nơi cõi Âm phủ.

Diêm đình là triều đình của Thập Điện Diêm Vương.

Ba từ ngữ trên đều đồng nghĩa, chỉ cõi Âm phủ, nơi đó có Thập Điện Diêm Vương cai quản.

KCTPĐQL: Cõi Diêm cung tha quả vong căn.

KSH:

Diêm đài gông tróng sẵn sàng.

Chốn Diêm đình phạt quở trừng răn.

KCTPĐQL: Kinh Cầu Tổ Phụ Ðã Qui Liễu.

KSH: Kinh Sám Hối.

 

DIÊN

DIÊN

DIÊN: Lâu dài, kéo dài.
Td: Diên niên, Diên trì.

 

Diên niên ích thọ

延年益壽

A: To lengthen life.

P: Prolonger la vie.

Diên: Lâu dài, kéo dài. Niên: năm, tuổi. Ích: thêm lên. Thọ: sống lâu.

Diên niên ích thọ là kéo dài tuổi tác cho được sống lâu.

 

Diên trì

延遲

A: To delay.

P: Retarder.

Diên: Lâu dài, kéo dài. Trì: chậm chạp, trễ muộn.

Diên trì là làm chậm lại, kéo dài thời gian.

TNHT: Nếu diên trì thì bước đường sau khó theo dấu.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

DIỆN

DIỆN

DIỆN: Mặt, trước mặt, mặt ngoài.
Td: Diện bích, Diện kiến.

 

Diện bích

面壁

A: To turn the face to the wall.

P: Tourner la face au mûr.

Diện: Mặt, trước mặt, mặt ngoài. Bích: vách tường bằng đá.

Diện bích là mặt nhìn vào vách đá để tu luyện.

Thường nói: Cửu niên diện bích: chín năm ngồi quay mặt vào vách đá để thiền định.

Đó là nói về Đức Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ qua nước Trung hoa để truyền Phật giáo, nhưng chưa đến thời kỳ, nên Ngài đến chùa Thiếu Lâm, ngồi quay mặt vào vách đá thiền định trong suốt 9 năm. (Xem chi tiết: Nhứt Tổ, vần Nh)

 

Diện kiến

面見

A: To visit personally.

P: Visiter en personne.

Diện: Mặt, trước mặt, mặt ngoài. Kiến: thấy, gặp.

Diện kiến là vào thăm thấy tận mặt.

 

Diện mục

面目

A: The face and eyes.

P: La face et les yeux.

Diện: Mặt, trước mặt, mặt ngoài. Mục: con mắt.

Diện mục là mặt và mắt, chỉ tướng mạo.

Hà diện mục: Còn thể diện nào!

 

Diện thị bối phi

面是背非

Diện: Mặt, trước mặt, mặt ngoài. Thị: đúng, phải. Bối: sau lưng. Phi: sai.

Diện thị bối phi là trước mặt nói phải, sau lưng nói trái.

Ý nói: kẻ phản phúc, tráo trở.

 

DIỆT

DIỆT

DIỆT: Trừ bỏ, mất đi, tiêu diệt.
Td: Diệt hóa, Diệt vong.

 

Diệt độ

滅渡

A: To enter Nirvana.  

P: Entrer au Nirvana.

Diệt: Trừ bỏ, mất đi, tiêu diệt. Độ: cứu giúp qua sông.

Đây là từ ngữ của Phật giáo có nghĩa là tiêu trừ nhân quả của vòng sanh tử luân hồi, qua khỏi biển khổ đến bờ giác.

Như thế, diệt độ là chỉ sự chết của thể xác, linh hồn thoát ra nhập vào cõi Niết Bàn (cõi TLHS).

Kinh Niết Bàn: Do diệt sinh tử nên gọi là diệt độ.

Thuật ngữ "Diệt độ" thường dùng để chỉ cái chết của các vị Tổ Sư Phật giáo, hay các cao tăng đắc đạo.

Đạo Cao Đài thì dùng các từ ngữ:

·         Qui Thiên: Trở về Trời, chỉ cái chết của Đức Giáo Tông hay Đức Hộ Pháp.

·         Đăng Tiên: Lên cõi Tiên, chỉ cái chết của các Chức sắc hàng Tiên vị.

TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.

 

Diệt hình

滅形

A: To destroy the material form.

P: Détruire la forme matérielle.

Diệt: Trừ bỏ, mất đi, tiêu diệt. Hình: hình thể vật chất, sắc tướng thấy được.

Diệt hình là làm cho mất đi cái hình thể vật chất, hay tiêu diệt các hình thức hữu vi.

Hữu vi thì có hình tướng, diệt mất cái hình tướng ấy thì trở lại vô vi.

KĐ1C: Giải thi thoát khổ diệt hình đoạn căn.

PMCK: Diệt hình tà pháp cường khai đại đồng.

KĐ1C: Kinh Ðệ Nhứt cửu.

PMCK: Phật Mẫu Chơn Kinh.

 

Diệt hóa - Bảo hóa

滅化 - 保化

A: To destroy the life - To conserve the life.

P: Détruire la vie - Conserver la vie.

Diệt: Trừ bỏ, mất đi, tiêu diệt. Hóa: sanh hóa, biến đổi để tạo ra cái khác. Bảo: giữ gìn.

Diệt hóa là tiêu diệt sự sanh hóa, tức là sát sanh.

Bảo hóa là gìn giữ sự sanh hóa, tức là gìn giữ sự sống và phát triển sự sống.

Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo giải thích như sau:

Cái bảo vệ cho Tạo đoan không có quyền diệt hóa, phải bảo hóa mà thôi. Cơ quan bảo hóa tức nhiên là Chánh, cơ quan diệt hóa tức nhiên là Tà.

Triết lý nào giúp cho nhơn loại bảo trọng cơ quan Tạo đoan bền bỉ vững chắc, nó là Chánh; triết lý nào xúi giục làm cho vạn vật tàn sát nhau, diệt hóa, tức nhiên triết lý ấy là Tà. Diệt hóa là Bàng môn Tả đạo.

Bây giờ, muốn bảo hóa, đừng diệt hóa, Đức Chí Tôn biểu gì? Ngài để một định luật trước mặt là: Bác ái, Công bình.

TNHT: Quỉ vương là tay diệt hóa, cũng như có sống của Thầy ắt có chết của Quỉ vương vậy.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Diệt phàm

滅凡

A: To destroy the mediocrity.

P: Détruire la médiocrité.

Diệt: Trừ bỏ, mất đi, tiêu diệt. Phàm: tầm thường thấp kém.

Diệt phàm là trừ bỏ những cái tầm thường thấp kém của mình để vươn mình lên chỗ cao thượng.

Cái phàm của con người tâm phàm, tánh phàm, trí phàm.

Diệt phàm để cho tâm phàm mất đi, tâm Thánh hiện ra.

TNHT: Diệt phàm gắng chí thoát mê tân.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Diệt tàn

滅殘

A: To annihilate.

P: Anéantir.

Diệt: Trừ bỏ, mất đi, tiêu diệt. Tàn: làm hư hại, cái còn sót lại.

Diệt tàn là tiêu diệt cho mất hết.

TNHT: Kẻ nghịch cùng thế Đạo thì tội trục ngoại xã hội hay là diệt tàn cho khỏi lưu hại.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Diệt tận phàm tâm

滅盡凡心

A: To destroy the profane heart.

P: Détruire le coeur profane.

Diệt: Trừ bỏ, mất đi, tiêu diệt. Tận: hết. Phàm: tầm thường thấp kém. Tâm: cái tâm của con người.

Diệt tận phàm tâm là tiêu diệt cho mất hết cái phàm tâm của mình để cho Thánh tâm hiển lộ.

TNHT: Các con phải cho thanh tịnh kể từ nay, diệt tận phàm tâm, chớ nhơ một điểm, thì ngày ấy thề mới đặng.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Diệt thác

A: To kill.

P: Tuer.

Diệt: Trừ bỏ, mất đi, tiêu diệt. Thác: chết.

Diệt thác là giết chết.

TNHT: Còn kẻ nghịch cùng Đạo pháp thì tội trục ngoại Thánh thể Chí Tôn hay là có ngày quyền thiêng liêng diệt thác.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Diệt tục xủ phàm

A: To destroy the vulgarity.

P: Détruire la vulgarité.

Diệt: Trừ bỏ, mất đi, tiêu diệt. Tục: tầm thường thấp kém. Xủ: trút bỏ khỏi mình những cái vướng víu. Phàm: phàm tục.

Diệt tục xủ phàm là tiêu diệt và trút bỏ những cái thấp kém thô bỉ để tiến lên chỗ cao thượng.

TNHT: Thầy thấy nhiều đứa xả thân cầu Đạo, diệt tục xủ phàm, để mình làm hướng đạo.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Diệt vong

滅亡

A: To be extinction.

P: Être extinctif.

Diệt: Trừ bỏ, mất đi, tiêu diệt. Vong: mất.

Diệt vong là làm cho tiêu mất.

KĐT: Khai cơ tận độ, Cửu tuyền diệt vong.

KĐT: Kinh Ðại Tường.

 

DIÊU (DAO)

DIÊU

1.    DIÊU: Lay động qua lại.
Td: Diêu động.

2.    DIÊU: Ngọc Diêu hay ngọc Dao, là loại ngọc rất quí ở cõi thiêng liêng.
Td: Diêu Trì Cung.

 

Diêu động

搖動

A: To oscillate.

P: Osciller.

Diêu: Lay động qua lại. Động: chuyển động.

Diêu động hay Dao động là chuyển động đưa qua đưa lại một cách nhịp nhàng như quả lắc đồng hồ.

KĐ5C: Thiên Quân diêu động linh phan.

Diêu động hay Dao động còn có một nghĩa nữa là làm cho rung động để thức tỉnh.

KTP: Cảm quang diêu động tâm tu.

KĐ5C: Kinh Ðệ Ngũ cửu.

KTP: Kinh Thuyết Pháp.

 

Diêu Trì Cung

瑤池宮

A: Palace at the lake of jade: Palace of Buddha-Mother.

P: Palais au lac de jade: Palais de Bouddha-Mère.

Diêu: Ngọc Diêu hay ngọc Dao, là loại ngọc rất quí ở cõi thiêng liêng. Trì: cái ao. Cung: cung điện.

Diêu trì hay Dao trì là cái ao làm bằng ngọc diêu nơi cõi thiêng liêng, ở từng Trời thứ 9 Tạo Hóa Thiên.

Diêu Trì Cung là cung điện bên cạnh ao Diêu Trì, là nơi thường ngự của Đức Phật Mẫu.

Bát Nương giáng cơ đêm 10-1-Nhâm Thìn (1952) giảng về Diêu Trì Cung như sau:

"Chị chào mấy em. Đêm nay Chị đến đặng chỉ cho mấy em rõ Diêu Trì Cung là nơi nào?

Nơi ao Diêu Trì có một đài phát hiện Âm quang, đài ấy thâu lằn Sanh quang của ngôi Thái Cực rồi đem Dương quang hiệp với Âm quang mà tạo nên chơn thần cho vạn linh trong CKVT.

Phật Mẫu là Đấng nắm Cơ Sanh hóa, thay quyền Chí Tôn, đứng ra thâu cả Thập Thiên can đem hiệp với Thập nhị Địa chi mà tạo nên vạn vật. Nơi Cung Diêu Trì là nơi tạo nên chơn thần và thể xác đó vậy.

Diêu Trì Cung là cung điện bằng ngọc diêu ở bên Ao Thất bửu, chớ chẳng chi lạ. Ngọc tượng trưng cho sự quí giá, còn Diêu là chất hơi kết tụ mà thành.

Dưới quyền của Phật Mẫu có Cửu Tiên Nương trông nom về cơ Giáo hóa cho vạn linh, còn ngoài ra có hằng hà sa số Phật trông nom về cơ Phổ độ mà Quan Âm Bồ Tát là Đấng cầm đầu.

Quan Âm Bồ Tát ngự tại cung Nam Hải, ở An Nhàn động, còn Diêu Trì Cung thì ở tại Tạo Hóa Thiên.

Nơi Cung Diêu Trì còn có một cõi Âm Quang riêng biệt gọi là Phong Đô đặng giáo hóa các chơn hồn đã bị lạc nẻo trên đường trần.

Vậy, vắn tắt hơn, Diêu Trì Cung là Cơ Sanh hóa vạn linh và vạn vật đó."

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

 

Diêu Trì Cửu Nương

瑤池九娘

A: The nine Muses in the palace of jade.

P: Les neuf Muses dans le palais de jade.

Diêu Trì: Diêu Trì Cung. Cửu Nương: 9 vị Nữ Tiên.

Diêu Trì Cửu Nương là 9 vị Nữ Tiên nơi Diêu Trì Cung, có phận sự giúp việc cho Đức Phật Mẫu trong coi về cơ Giáo hóa vạn linh. (Xem chi tiết: Cửu vị Tiên Nương, vần C)

TTCĐDTKM: Dưới tay cậy có Diêu Trì Cửu Nương.

TTCĐDTKM: Tán Tụng Công Ðức Diêu Trì Kim Mẫu.

 

Diêu Trì Kim Mẫu - Phật Mẫu Diêu Trì

瑤池金母 - 佛母瑤池

A: Buddha-Mother.

P: Bouddha-Mère.

Kim Mẫu: là từ nói tắt của danh hiệu: Kim Bàn Phật Mẫu, nghĩa là Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung. Kim Bàn hay Kim Bồn là nơi Đức Phật Mẫu chứa các nguyên chất để tạo ra chơn thần cho vạn linh.

* Diêu Trì Kim Mẫu là Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung.

* Phật Mẫu Diêu Trì là Đức Phật Mẫu ở Diêu Trì Cung.

Đây là hai danh hiệu của Đức Phật Mẫu.

I. Đức Phật Mẫu là ai?

Theo Vũ trụ quan của Đạo Cao Đài, khi chưa có Trời Đất, còn trong thời kỳ Hỗn Mang hay Hồng Mông, trong vũ trụ chỉ có một chất khí hỗn độn, mờ mờ mịt mịt, lặng lẽ vô vi, thanh trược hỗn hợp, nhưng vô cùng huyền diệu, gọi là Khí Hư Vô (còn gọi là Tiên Thiên Hư Vô chi Khí).

Khí Hư Vô ấy lần lần ngưng kết rồi nổ ra một tiếng thật lớn, sanh ra một khối Đại Linh Quang, cũng gọi là Thái Cực, trọn lành trọn tốt, toàn tri toàn năng, thiên biến vạn hóa, vô tận vô cùng.

Vũ trụ từ đây bắt đầu có một ngôi Thái Cực duy nhứt, là Đại Hồn của một Đấng duy nhứt được gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế mà chúng ta thường gọi là Đức Chí Tôn.

Đức Chí Tôn phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi: Dương Quang và Âm Quang. Đức Chí Tôn chưởng quản Khí Dương Quang, còn Khí Âm Quang chưa có ai chưởng quản, vì Càn khôn Vũ trụ lúc bấy giờ chỉ có một mình Đức Chí Tôn mà thôi. Đức Chí Tôn mới hóa thân ra Đức Phật Mẫu để chưởng quản Khí Âm Quang.

Vậy, nguồn gốc của Đức Phật Mẫu là một hóa thân đầu tiên của Đức Chí Tôn để làm chủ Khí Âm Quang, cầm phân nửa quyền lực của Đức Chí Tôn và luôn luôn tùng theo mạng lịnh của Đức Chí Tôn. (Khi Đức Chí Tôn tạo dựng ra Càn khôn Vũ trụ tới đâu thì Đức Chí Tôn tiếp tục hóa thân ra các Đấng khác để chưởng quản tới đó).

Vũ trụ tới đây đã có 2 khối chất khí vĩ đại là Dương Quang và Âm Quang, và có 2 Đấng đầu tiên cầm quyền Càn khôn Vũ trụ là Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.

Sau đó, Đức Phật Mẫu vâng lịnh Đức Chí Tôn, thâu lằn sanh quang của ngôi Thái Cực, rồi đem Âm Quang phối hợp với Dương Quang để tạo hóa ra các từng Trời, các quả Tinh cầu và các Địa cầu, tạo thành Càn khôn Vũ trụ.

Tiếp theo, Đức Phật Mẫu tạo hóa ra Vạn linh nơi cõi Thiêng liêng vô hình. (Vạn linh gồm đủ Bát hồn: Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn).

Rồi Đức Phật Mẫu lại cho Vạn linh đầu kiếp xuống các Địa cầu tạo thành Vạn vật, tức là Chúng sanh. (Chúng sanh gồm: Kim thạch, Thảo mộc, Thú cầm, Nhơn loại).

PMCK: Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh.

* Mỗi một người nơi cõi thiêng liêng đều có 2 thể:

·         Một Chơn linh, tức là Linh hồn, do Đức Chí Tôn ban cho. Chơn linh nầy chỉ là một điểm Linh quang do Đức Chí Tôn chiết ra từ khối Đại Linh quang của Ngài, ban cho mỗi người để con người có được Tánh linh, có được sự sống và biết gìn giữ sự sống ấy.

·         Một Chơn thần, tức là một Xác thân thiêng liêng hay Hình hài thiêng liêng, do Đức Phật Mẫu tạo ra và ban cho để làm hình thể vô vi, bao bọc Chơn linh.

Do đó, con người nơi cõi thiêng liêng gọi Đức Chí Tôn là Đại Từ Phụ, gọi Đức Phật Mẫu là Đại Từ Mẫu. Ấy là 2 Đấng CHA MẸ chung thiêng liêng vĩ đại nơi cõi Hư linh.

Khi con người ấy đầu kiếp xuống cõi phàm trần thì Chơn linh và Chơn thần của người ấy liền nhập vào thai nhi ngay lúc được sanh ra từ trong bụng bà mẹ phàm trần. Vậy:

* Một con người nơi cõi phàm trần có 3 thể:

·         Chơn linh (đã giải ở trên) do Đức Chí Tôn ban cho.

·         Chơn thần (đã giải ở trên) do Đức Phật Mẫu tạo ra.

·         Xác thân phàm trần do cha mẹ phàm trần tạo ra.

Như thế, một con người nơi cõi phàm trần, ngoài hai Đấng CHA MẸ chung thiêng liêng, còn có thêm hai vị cha mẹ phàm trần nữa.

Tóm lại, toàn cả chúng sanh trong CKVT hay toàn cả Vạn linh, đều là con cái của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, dầu cho đó là những vị Phật cao siêu như Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di-Lạc, Đức Lão Tử, Đức Khổng Tử, Đức Chúa Jésus, vv...Tất cả đều là con cái của Đức Chí Tôn và Phật Mẫu.

Hiện nay, Đức Phật Mẫu ngự tại Cung Diêu Trì, ở từng Trời Tạo Hóa Thiên, là từng Trời thứ 9 trong Cửu Trùng Thiên.

Theo DLCK, Đức Phật Mẫu cùng các vị Phật: Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật, với Cửu vị Nữ Phật, và hằng hà sa số chư Phật khác, thường đi đến các cõi trần để dưỡng dục chúng sanh qui nguyên Phật vị.

Đức Phật Mẫu được nhơn loại tôn xưng bằng nhiều danh hiệu khác nhau, tùy theo tín ngưỡng tôn giáo, dân tộc và địa phương, kể ra như sau đây:

·         Phật Mẫu, vì là MẸ thiêng liêng của toàn cả Vạn linh và Chúng sanh.

·         Diêu Trì Kim Mẫu, vì Đức Phật Mẫu ngự tại DTC.

·         Kim Bàn Phật Mẫu, vì Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung.

·         Cửu Thiên Huyền Nữ, vì Đức Phật Mẫu rất huyền diệu, ngự tại từng Trời Tạo Hóa Thiên là từng thứ 9 trong Cửu Trùng Thiên.

·         Đức MẸ thiêng liêng,

·         Đại Từ Mẫu,

·         Thiên Hậu,

·         Địa Mẫu,

·         MẸ sanh.

Đạo Cao Đài tôn thờ Đức Phật Mẫu là tôn thờ NGÔI ÂM, tức là Ngôi Thứ Nhì; còn NGÔI DƯƠNG là Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, tức Ngôi Thứ Nhứt.

Đây là một Triết lý hết sức mới mẻ và đúng đắn mà từ trước tới nay các tôn giáo chưa từng có. Họ chỉ biết thờ Ngôi Dương mà thôi.

Việc thờ phượng Đức Phật Mẫu hiện nay của Đạo Cao Đài còn tạm đặt tại Báo Ân Từ trong Nội Ô TTTN, vì Điện Thờ Phật Mẫu Trung Ương chưa xây dựng. Chừng nào Hội Thánh xây dựng Điện Thờ Phật Mẫu Trung Ương thì sẽ chánh thức thờ Đức Phật Mẫu tại đó và trả lại Báo Ân Từ làm đền thờ các bậc vĩ nhân có đại công với nhơn loại và các bậc tiền bối có đại công với Đạo, để hậu sanh tỏ lòng biết ơn theo đúng chức năng của nó như tên gọi Báo Ân Từ (nhà thờ báo ơn).

II. Quyền năng của Đức Phật Mẫu:

Quyền năng to lớn của Đức Phật Mẫu được cho biết trong hai bài kinh: Phật Mẫu Chơn Kinh và Tán Tụng Công Đức Diêu Trì Kim Mẫu, và trong các bài Thánh Ngôn của Đức Phật Mẫu giáng cơ ban cho (Thánh Ngôn của Đức Diêu Trì Kim Mẫu có chép trong phần sau).

Một số quyền năng của Đức Phật Mẫu được biết kể ra:

1. Chủ Âm Quang:

Đức Chí Tôn làm chủ Dương Quang, Đức Phật Mẫu làm chủ Âm Quang, nghĩa là Đức Chí Tôn giao cho Đức Phật Mẫu làm chủ phần Âm trong toàn cả CKVT.

PMCK: Chủ Âm Quang thường tùng Thiên mạng.

2. Chưởng quản Kim Bàn:

Kim Bàn hay Kim Bồn là nơi Đức Phật Mẫu dùng chứa các nguyên chất để tạo Chơn thần (Xác thân thiêng liêng) cho con người nơi cõi thiêng liêng.

KĐ9C:

Nơi Kim Bồn vàn vàn nguơn chất,

Tạo hình hài các bậc nguyên nhân.

3. Chưởng quản Vườn Đào Tiên:

Đức Phật Mẫu lập ra Vườn Đào Tiên và dùng các quả Đào Tiên ban thưởng cho các Chơn linh tu hành đắc đạo khi trở về cõi Thiêng liêng Hằng sống.

PMCK:

Chưởng Đào Tiên thủ giải trường tồn

KĐ2C:

Tây Vương Mẫu vườn Đào ướm chín,

Chén trường sanh có lịnh ngự ban.

Tiệc hồng đã dọn sẵn sàng,

Chơn thần khá đến hội hàng chư linh.

Hằng năm, đến kỳ Đào Tiên chín, Đức Phật Mẫu mở Hội Yến Bàn Đào nơi Diêu Trì Cung, dùng các quả Đào Tiên và Tiên tửu, đãi các Đấng Tiên Phật nơi cõi thiêng liêng.

4. Tận độ nhơn sanh:

Toàn cả nhơn loại, nhứt là 92 ức nguyên nhân đang còn trầm luân nơi cõi trần, đều là con cái thương yêu của Đức Phật Mẫu. Đức Phật Mẫu tận dụng các hình thức giáo hóa để cứu độ tất cả con cái của Ngài, đem trở về cõi thiêng liêng, giao cho Đức Chí Tôn phán định phẩm tước và ngôi vị.

PMCK:

Nghiệp hồng vận tử hồi môn,

Chí Công định vị vĩnh tồn Thiên Cung.

5. Chưởng quản Tạo Hóa Thiên:

Tạo Hóa Thiên là từng Trời rất huyền diệu, cao nhứt trong Cửu Trùng Thiên.

Theo DLCK: "Tạo Hóa Huyền Thiên hữu: Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật, dữ Cửu vị Nữ Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, tùng lịnh Kim Bàn Phật Mẫu, năng tạo năng hóa Vạn linh, năng du Ta-bà Thế giới, dưỡng dục quần sanh, qui nguyên Phật vị.

Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, thính Ngã dục tu phát nguyện: Nam mô Kim Bàn Phật Mẫu dưỡng dục quần linh; nhược hữu sanh, nhược vị sanh, nhược hữu kiếp, nhược vô kiếp, nhược hữu tội, nhược vô tội, nhược hữu niệm, nhược vô niệm, huờn hư thi hình đắc A-Nậu Đa-La Tam-Diệu Tam-Bồ-Đề xá lợi tử qui nguyên Phật vị, tất đắc giải thoát."

Nghĩa là: Từng Trời Tạo Hóa Thiên huyền diệu có: Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật, cùng với Chín vị Nữ Phật, như các cấp vô số Phật, tuân theo mạng lịnh của Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn, có khả năng tạo hóa tất cả Chơn linh, có khả năng đi đây đi đó đến các cõi trần, nuôi nấng chăm sóc chúng sanh, trở về nguồn cội là ngôi vị Phật.

Nếu như có người nam lành, người nữ lành, nghe theo lời Ta, muốn tu hành thì phát ra lời nguyện: Nam mô Kim Bàn Phật Mẫu nuôi nấng chăm sóc tất cả các Chơn linh ; nếu như có sanh ra, nếu như chưa sanh ra, nếu như có kiếp sống, nếu như không có kiếp sống, nếu như có tội, nếu như không tội, nếu như có lòng tưởng niệm, nếu như không có lòng tưởng niệm, trở lại cõi Hư Vô, thi hành đúng theo khuôn phép, được phẩm vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Chơn thần trở về nguồn cội là ngôi vị Phật, ắt được giải thoát.

6. Quyền làm MẸ Vạn linh:

Đức Phật Mẫu là bà MẸ thiêng liêng của toàn cả Vạn linh, mà Vạn linh thì gồm đủ Bát Hồn (tức là 8 phẩm Chơn linh) gồm: Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn và Phật hồn.

Nhưng tại sao quyền hành của Đức Phật Mẫu lại nhỏ hơn quyền hành của Đức Nhiên Đăng Cổ Phật hay Đức Di-Lạc Vương Phật?

Đức Hộ Pháp thuyết đạo Con đường TLHS giải như sau:

"Bần đạo đi ngang Cung Hỗn Nguơn Thượng Thiên , là nơi Đức Di-Lạc đã thâu pháp, đã định vị nơi ấy. Bần đạo có tả mà trong tâm còn mờ hồ, không biết tại sao, vì lẽ gì, Đức Phật Mẫu là MẸ mà phải chịu dưới quyền con là Đức Di-Lạc, trong bụng coi hơi bất mãn.

Liền khi ấy, Bần đạo ngó thấy cái tướng hình của Đức Phật Mẫu đứng đằng trước, còn Đức Di-Lạc ở đằng sau lưng, quì xuống, đưa hai bàn tay lên, đặng tỏ cho Bần đạo hiểu, dầu cho người con ấy mạnh mẽ, quyền hành thế nào, mà quyền MẸ vẫn là quyền MẸ, không thế gì qua được. Ngài chỉ tuân theo mạng lịnh của Đức Phật Mẫu đặng trị thế mà thôi."

Cũng trong Con đường TLHS, Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo, thuật lại lúc Ngài vào Diêu Trì Cung bái kiến Đức Phật Mẫu, thấy cái huyền năng vô biên của Đức Phật Mẫu:

Bần đạo cùng các bạn kỳ trước đã ghé nơi Tạo Hóa Thiên, tức Tòa Thiên Cung Phật Mẫu là Diêu Trì Cung.

Bần đạo có nói một điều làm cho chúng ta nên suy nghĩ nhiều là: Huyền bí vô biên của Phật Mẫu.

"Bần đạo nói sơ lược huyền năng thế nào, mà khi chúng ta vào kiến diện Đức Phật Mẫu, ta ngó trên mặt Ngài, ta thấy mặt bà mẹ ta, sanh ta, đương như buổi sống, đương lo buổi trở về. Bần đạo tưởng ngó thấy bà mẹ sanh Bần đạo, tưởng cả thảy cũng đều ngó thấy người mẹ của họ vậy.

Nếu lấy theo cái trí học tưởng tượng không biết con mắt thiêng liêng có chiếu hình mẹ ta chiếu diệu ra không? hay là Huyền diệu vô biên của Phật Mẫu cho chúng ta thấy như vậy.

Bà mẹ hình hài chúng ta đây là nhơn viên của Đức Phật Mẫu bên phái nữ đó....

Có điều trọng hệ là dầu nam nữ cũng vậy, ráng giữ một điều nầy: Coi chừng đừng thất hiếu với cha mẹ. Ngày mình ngó thấy hình ảnh Đức Phật Mẫu thì thấy người Mẹ nhơn từ, hiền hậu vô cùng, hạnh phúc mình được hưởng đó, còn trái ngược lụng lại, nếu ta thất hiếu, ta dòm vào hình ảnh của Phật Mẫu, ta thấy nét mặt nghiêm nghị và lãnh đạm, chúng ta sẽ hết sức đau khổ đó."

Việc thờ phượng Đức Phật Mẫu hiện nay tạm đặt tại Báo Ân Từ trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh. Trong Báo Ân Từ, Đức Phạm Hộ Pháp dạy đắp tượng thờ Đức Phật Mẫu theo sự tích Hớn rước Diêu Trì, tức là vua Hớn Võ Đế cầu Đức Phật Mẫu giáng xuống Hoa Điện:

Sự tích: Hớn rước Diêu Trì:

Vua Hớn Võ Đế hay Hán Vũ Đế (141-87 trước Tây lịch) là vị vua thứ 5 của nhà Hớn (Hán) bên Tàu, có hùng tài đại lược, nhưng cũng rất tín ngưỡng Trời Phật.

Khi Hớn Võ Đế mới lên ngôi, Ngài có phát nguyện lập một cảnh chùa thật tráng lệ gọi là HOA ĐIỆN để sùng bái Trời Phật. Gọi là Hoa Điện, vì chùa nầy được chạm khắc hình các thứ hoa trên các vật liệu xây dựng, nên mới trông vào thấy như là một Cung Điện toàn bằng hoa.

Ngôi chùa lớn lao cực kỳ xinh đẹp như thế, nhưng nhà vua chưa quyết định thờ Đấng nào, chỉ để trống, chủ tâm là chờ đợi đến chừng nào nhà vua thấy được sự huyền diệu hiện tượng ra thì nhà vua mới sùng bái.

Đến năm Hớn Võ Đế được 61 tuổi, nhà vua tổ chức một Lễ Khánh thọ Đáo tuế long trọng, Ngài có sở vọng cầu khẩn thế nào cho có Đức Phật Mẫu giáng xuống chứng lễ, nên nhà vua lập bàn hương án trước sân chùa cầu khẩn ngày đêm, mà không biết Đức Phật Mẫu ngự ở nơi nào và có thấu biết chăng?

Lúc bấy giờ có Ông Đông Phương Sóc, tu đắc đạo thành Tiên, mà trước kia Ông có làm quan trong triều đình của Hớn Võ Đế, sau về núi tu luyện, đang ngồi tịnh, chợt động tâm, liền đoán biết hiểu rõ mọi việc của Võ Đế nơi triều đình. Ông liền xuống núi, đi đến kinh đô, vào triều đình yết kiến Võ Đế.

Vua Hớn Võ Đế gặp Đông Phương Sóc thì rất mừng rỡ, thuật hết mọi việc cho Đông Phương Sóc nghe và nói rõ ước vọng của nhà vua nhân cuộc Lễ Khánh thọ Đáo tuế là sở cầu Đức Phật Mẫu đến chứng lễ, mà không biết Đức Phật Mẫu ở nơi nào, và nhờ ai đi thỉnh, may mắn có Đông Phương Sóc tới, vậy nhờ khanh giúp trẫm đi thỉnh Đức Phật Mẫu được chăng?

Ông Đông Phương Sóc tâu rằng:

- Bệ Hạ đã định thì hạ thần phục mạng, dầu khổ nhọc thế nào, hạ thần cũng đến Diêu Trì Cung thỉnh Đức Phật Mẫu, nhưng kết quả được cùng chăng là do lòng thành cầu nguyện của Bệ Hạ. Vậy xin Bệ Hạ ban chiếu cho Thần đi thỉnh.

Đoạn Đông Phương Sóc lãnh chiếu chỉ ra đi.

Ông dùng huyền diệu Tiên gia, chỉ trong chốc lát, Đông Phương Sóc đã đến được Diêu Trì Cung nơi cõi Tạo Hóa Thiên.

Đông Phương Sóc xin vào yết kiến Đức Phật Mẫu và tâu bày hết các việc của vua Hớn Võ Đế khẩn cầu.

Đức Phật Mẫu cảm động và phán:

- Phật Mẫu sẽ giáng phàm vào đêm Trung Thu chứng lễ Khánh thọ của Hớn Võ Đế theo sự khẩn cầu, sẽ đem theo 4 Tiên đồng nữ nhạc đờn ngâm bài chúc thọ, và tặng 4 quả Đào Tiên . Khi Phật Mẫu đến có Thanh loan báo tin trước.

Phương Sóc rất vui mừng, bái tạ Đức Phật Mẫu, rồi cấp tốc trở lại trần gian, tâu bày các việc cho vua Võ Đế biết.

Nhà vua rất vui mừng và hỏi: - Thanh loan là gì?

Đông Phương Sóc đáp: - Thanh loan là con chim loan màu xanh, đó là con chim lịnh của Đức Phật Mẫu, dùng để chở Đức Phật Mẫu du hành khắp nơi.

Xin Bệ Hạ chỉnh trang cho long trọng, trang nghiêm, tinh khiết để nghinh tiếp Đức Phật Mẫu, phải lập bàn hương án bên trong và bên ngoài, xông hương khử trược.

Đêm rằm Trung Thu năm đó, trăng sáng vằng vặc, đầu giờ Tý, Hớn Võ Đế quì trước Hoa Điện, thành tâm cầu khẩn.

Xảy thấy một con chim Thanh loan đáp xuống sân Hoa Điện. Liền khi đó, Đức Phật Mẫu cùng Cửu vị Tiên Nương và bốn Tiên đồng nữ nhạc giáng lâm trước Hoa Điện.

Hớn Võ Đế cung nghinh Đức Phật Mẫu vào ngự nơi Chánh điện của Hoa Điện.

Đức Phật Mẫu dạy bốn Tiên đồng nữ nhạc trao tặng cho Hớn Võ Đế 4 quả Đào Tiên và ca ngâm bài chúc thọ. Ông Đông Phương Sóc quì, hai tay nâng cái dĩa lên để rước lộc (rước 4 quả Đào Tiên).

Bốn vị Tiên đồng nữ nhạc ấy có tên là: Hứa Phi Yến, An Phát Trinh, Đổng Song Thành và Vương Tử Phá.

Sau khi chứng lễ Đáo tuế của Vua Hớn Võ Đế xong, Đức Phật Mẫu cùng Cửu vị Tiên Nương và 4 Tiên đồng nữ nhạc cỡi chim Thanh loan trở về DTC nơi cõi Thiêng liêng.

Vua Hớn Võ Đế ghi nhớ hình ảnh của Đức Phật Mẫu và Chín vị Nữ Tiên, cho thợ khéo, tạc hình Đức Phật Mẫu và Chín vị Nữ Tiên nơi Hoa Điện để ghi nhớ sự tích và phụng thờ Đức Phật Mẫu.

Sự tích nầy được truyền tụng đến ngày nay.

Do đó, nơi thờ Đức Phật Mẫu được gọi là ĐIỆN chớ không gọi là ĐỀN.

Do theo sự tích nầy, Đức Hộ Pháp dạy đắp tượng thờ Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương nơi Báo Ân Từ như sau:

" 1. Trên hết là chơn dung Đức Phật Mẫu (ĐPM) cỡi thanh loan, tức là con chim loan màu xanh.

2. Kế đắp 9 pho tượng của Cửu vị Tiên Nương.

3. Đắp thêm 4 pho tượng của 4 Nữ nhạc theo hầu ĐPM.

4. Pho tượng ông Đông Phương Sóc quì bưng bằng hai tay một cái dĩa nâng lên khỏi đầu, trên dĩa có 4 quả đào Tiên do ĐPM ban tặng. Ông Đông Phương Sóc quì bên hữu ĐPM.

5. Pho tượng Đức Cao Thượng Phẩm quì trước sân Hoa Điện.

Trong khuôn tượng, đắp lên một cảnh chùa cổ tự, kiểu xưa gọi là Hoa Điện.

Đáng lẽ tạo hình Hớn Võ Đế, nhưng vì đời Hớn Võ Đế đến nay quá xa thẳm, lại nữa, nguyên căn của Hớn Võ Đế là chơn linh Hớn Chung Ly trong Bát Tiên giáng phàm. Nay là thời Hạ nguơn Tam Chuyển, bước qua Thượng nguơn Tứ Chuyển, Bát Tiên lãnh lịnh giáng phàm làm tướng soái cho Đức Chí Tôn mở Đạo, Đức Cao Thượng Phẩm chính là chơn linh Hớn Chung Ly giáng phàm kỳ nầy, nên tạo hình Đức Cao Thượng Phẩm thay vào chỗ Hớn Võ Đế thì thuận hơn."

Thánh ngôn của Đức Phật Mẫu giáng dạy cũng khá nhiều, sau đây xin chép ra một bài tượng trưng:

Đàn cơ tại Thảo Xá Hiền Cung, ngày 15-11-Tân Mùi (dl 23-12-1931)

Phò loan: Đức Hộ Pháp - Bảo Văn Pháp Quân.

DIÊU TRÌ KIM MẪU

Thiếp chào chư Hiền đồ Nam Nữ.

Có Từ Bi giá ngự, Thiếp nhượng cho Người, mà Người nhượng lại cho Thiếp giáng trước giáo hóa đôi điều. Thiếp phải tuân mạng. Chư Hiền đồ bình thân.

THI:

Từ Hỗn độn Chí Tôn hạ chỉ,

Cho Thiếp quyền quản Khí Hư Vô,

Lấy Âm quang tạo phách tăng đồ,

Muôn vật cả lo cho sanh hóa.

Nuôi nấng lấy xác thân hòa hỏa,

Thuận Âm Dương căn quả hữu vi,

Chưa ai vào đến cõi trần nầy,

Chẳng thọ lấy Chơn Thần tay Thiếp.

Sanh dưỡng đã biết bao căn kiếp,

Rồi dắt dìu cho hiệp với CHA.

Kìa mớm cơm vú sữa cũng là,

Sanh một kiếp người ta đáng mấy!

Dầu hài cốt trăm năm cũng vậy,

Khối tình thương chẳng lấy chi nhiều.

Huống tạo Thiên đùm bọc chắt chiu,

Sanh một đứa liều ngàn thế kỷ.

Chịu mất trẻ cũng vì Tà mị,

Cướp con thương bỏ vị quên ngôi,

Ôi! Thương nhiều phen phải chịu ngậm ngùi,

Thấy thân trẻ nổi trôi biển khổ.

Trân trọng lấy hình hài dơ ố,

Còn thiêng liêng vô số tiếc thương,

Hằng trông mong con đặng phi thường,

Đem vào đặng con đường hằng sống.

Kể từ trước Thiếp là hình bóng,

Biết thương con chẳng mộng con thương,

Đạo dìu Đời bởi Thiếp lo lường,

Trên mới thuận khoáng trương phổ tế.

Kể từ trước Đạo còn bị bế,

MẸ thương con chẳng thế dắt dìu,

Nay cõi trần nghiệt chướng giảm tiêu,

Ngọc Hư định đã nhiều phép cứu.

Thiếp từ đặng Phái Vàng chí bửu,

Lịnh Chí Tôn khai mối Tam Kỳ,

Hằng ngày lo cho đám Nữ nhi,

Chẳng đủ trí sánh bì Nam tử.

Ơn nhờ có con là Long Nữ,

Đến thay thân Thiên sứ Từ Hàng,

Đùm bọc em, con ráng bước một đàng,

Đặng cho MẸ dễ dàng cứu rỗi.

Kìa Cực Lạc Niết Bàn đem đổi,

Lấy thân phàm làm mối giải oan,

MẸ trông con về cảnh an nhàn,

Ở trần thế muôn ngàn sầu thảm.

Cõi Thiên vị cho con còn dám,

Huống dạy khuyên mô phạm căn tu,

Chỉnh tiếc con chẳng rõ hiền ngu,

Đặng tự định công phu trọn phận.

Con thì đứa đường đời lẩn bẩn,

Con thì hay vay trở cơ mầu,

Mối huyền vi nào rõ cao sâu,

Cứ đeo đẳng mạch sầu nguồn thảm.

Con ví biết mình cao bực phẩm,

Thì phải toan cho dám phế đời,

Các em con chỉ để con ngươi,

Coi con bước mấy dời nối gót.

Lời cần yếu MẸ than cho trót,

Muốn dạy em, con khá xót xa chừng,

Phải hằng ngày ở dựa bên lưng,

Nhắc từ chuyện, khuyên răn từ việc.

Cửu Nương vốn nhọc nhằn chẳng tiếc,

Chỉ trách con chưa biết nhập trường,

Phải hiểu rằng lòng MẸ hằng thương...

THĂNG

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.

DTC: Diêu Trì Cung.

TTTN: Tòa Thánh Tây Ninh.

PMCK: Phật Mẫu Chơn Kinh.

DLCK: Di Lạc Chơn Kinh.

KĐ2C: Kinh Ðệ Nhị cửu.

KĐ9C: Kinh Ðệ Cửu cửu.

 

DIỆU

DIỆU

1.    DIỆU: Còn đọc là Diểu, Miểu: xa tít mù.
Td: Diệu diệu Huỳnh Kim Khuyết.

2.    DIỆU: Tinh xảo, khéo léo.
Td: Diệu huyền, Diệu quang.

 

Diệu diệu Huỳnh Kim Khuyết

渺渺黃金闕

Diệu: Còn đọc là Diểu, Miểu: xa tít mù. Diệu diệu: ở mù mù rất xa.

Diệu diệu Huỳnh Kim Khuyết là cửa Huỳnh Kim Khuyết nơi cõi thiêng liêng ở mù mù rất xa.

 

Diệu huyền

妙玄

A: Mysterious.

P: Mystérieux.

Diệu: Tinh xảo, khéo léo. Huyền: sâu kín.

Diệu huyền hay Huyền diệu là mầu nhiệm, khéo léo sâu kín, không thể dùng trí phàm xét đoán được.

TG: Diệu huyền thần biến, Tử khí đông lai.

TG: Tiên Giáo, Kinh Tiên Giáo.

 

Diệu quang

妙光

A: The mysterious light.

P: La lumière mystérieuse.

Diệu: Còn đọc là Diểu, Miểu: xa tít mù. Quang: ánh sáng.

Diệu quang là ánh sáng huyền diệu.

DLCK: Năng chiếu diệu quang tiêu trừ nghiệt chướng.

DLCK: Di Lạc Chơn Kinh.

 

DINH (DOANH)

DINH

1.    DINH: Biển lớn.
Td: Dinh đảo.

2.    DINH: Đầy đủ.
Td: Dinh hư.

 

Dinh đảo

瀛島

A: Isle of the Immortals.

P: Île des Immortels.

Dinh: Biển lớn. Đảo: hòn đảo giữa biển, cù lao.

Dinh đảo hay Doanh đảo là đảo Doanh Châu ở biển Bột Hải. Tương truyền trên hòn đảo nầy có Tiên ở. Do đó, Dinh đảo là chỉ cõi Tiên, hay cảnh Tiên. (Xem: Bồng đảo)

TNHT: Dinh đảo nghiêng tai Thánh khảy đờn.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Dinh hoàn

瀛寰

A: The world.

P: Le monde.

Dinh: Biển lớn. Hoàn: vùng đất lớn.

Dinh hoàn hay Doanh hoàn là đất liền và biển, chỉ toàn cả mặt địa cầu, tức là cả thế giới.

TNHT: Biết chừng nào cho cảnh dinh hoàn nầy được trọn hưởng ân huệ.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Dinh hư tiêu trưởng

盈虛消長

A: Full and empty, decadent and prosperious.

P: Plein et vide, décadent et prospère.

Dinh: Đầy đủ. Hư: trống không.

Dinh hư là khi đầy khi vơi, ý nói thịnh suy bất thường.

Tiêu: mòn đi. Trưởng: lớn lên.

Tiêu trưởng là khi xuống khi lên, biến đổi luôn luôn.

Dinh hư tiêu trưởng là chỉ những trạng thái biến đổi bất thường của cuộc đời, khi suy khi thịnh, khi vui khi buồn, vv... không bao giờ thịnh mãi hay suy mãi, luôn luôn biến đổi, cứ hết thịnh tới suy và hết suy tới thịnh.

TNHT: Biết thế biết thời, biết dinh hư, biết tồn vong ưu liệt, rồi mới biết hổ mặt thẹn lòng.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Dò đon

A: To inform, doubtful.

P: S'informer, douteux.

Dò: thử cho biết. Đon: hỏi thăm, thăm chừng.

Dò đon là tìm tòi thăm hỏi cho biết.

Ý nói: Việc chưa biết, còn ngờ.

TNHT:

Thông minh miệng thế mặc dò đon.

Vẻ tươi bợn thế nét dò đon.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

DOAN

DOAN

(Xem: Duyên)

 

DÒNG

DÒNG

1.    DÒNG: Đường nước chảy.
Td: Dòng Bích.

2.    DÒNG: Những người cùng một gốc mà ra.
Td: Dòng giống.

 

Dòng bích

A: The current of greenish water.

P: Le courant de l'eau verdâtre.

Dòng: Dòng nước, đường nước chảy. Bích: màu xanh biếc.

Dòng bích là dòng nước xanh biếc của biển khổ.

Ý nói: Bích Hải, tức là biển khổ.

TĐ ĐPHP: Con đường TLHS.

"Đài ấy có 8 góc, kêu là BQĐ, không thế gì chúng ta tả ra với lời nói đặng, bởi đài ấy huyền bí biến hóa vô cùng. Nó có 8 cửa, trong 8 cửa, chúng ta ngó thấy cả vạn linh và vật loại, các hình thể vạn linh đều xuất hiện, hình ảnh sáng suốt, hiện ra hào quang chiếu diệu. Trong 8 góc có 8 cái cầu, lạ thay, cầu ấy không phải bằng cây ván mà nó là 8 đạo hào quang. Cầu ấy bắc ngang bờ. Dưới cầu ấy, chúng ta ngó thấy dường như một Bích Hải, nước xao sóng dợn như biển sôi nổi đó vậy.

Lạ thay! Cầu ấy rất huyền diệu, ai đứng lên đó được mới biết mình nhập vô BQĐ. Lúc để bước lên cầu, cầu ấy chuyển đi làm chúng ta phải yếu, đi không đặng, chúng ta muốn thối bộ. Khi chơn vừa bước tới, chính mình ta ngó thấy dường như mình yếu đi, nhưng người nào bước tới cũng đặng.

Đi được nửa chừng, nếu không đủ Thiên vị, hay vì tội tình oan gia nghiệt chướng chi mà chúng ta đã đào tạo nơi mặt thế nầy, chúng ta đi tới nửa cầu sẽ bị lọt xuống Bích Hải. Lọt xuống đó rồi, ta thấy hồi lúc đi, còn ở trên cầu, hình ảnh còn đẹp đẽ tốt tươi, hễ lọt xuống Bích Hải rồi chúng ta thấy hình thù đen thui, dị hợm lắm, ta không thể tưởng tượng, còn hơn loài mọi kia tối đen như vậy...

Chúng ta dòm phía dưới thấy đại hải mênh mông, nước cuộn xanh biếc, sóng dợn ba đào, mỗi làn sóng đề chữ KHỔ, chúng ta chia ra đi trên ấy, chúng ta thấy dợn hào quang nổi lên dữ tợn lắm, mấy chữ lớn là SANH, LÃO, BỊNH, TỬ, làn sóng dợn lên rồi hạ xuống, mỗi làn đều có đề một chữ KHỔ.

Bên kia bờ sông có một chiếc thuyền, thuyền ấy của Đức Quan Âm Bồ Tát vâng lịnh Đức Phật Di-Lạc đi độ sanh. Thuyền ấy qua qua lại lại..."

Vậy, Bích Hải là biển khổ. Đức Quan Thế Âm Bồ Tát vâng lịnh Đức Di-Lạc Vương Phật chèo thuyền Bát Nhã qua lại trên biển khổ để rước những người đầy đủ phước đức đem lên cõi TLHS. Dòng Bích chính là Bích Hải, là biển khổ đó vậy.

TNHT: Dòng bích thuyền từ còn đợi bến.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.

TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.

BQÐ: Bát Quái Ðài.

 

Dòng giống

A: The race.

P: La race.

Dòng: Những người cùng một gốc mà ra. Giống: giống nòi.

Dòng giống là những người có cùng chung một huyết thống, một tổ tiên.

TNHT: Thầy lập nhơn loại là dòng giống các con...

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Dòng ngân

A: The milky way.

P: La voie lactée.

Dòng: Đường nước chảy.  Ngân: màu sáng bạc.

Dòng ngân là dòng sông Ngân Hà mà chúng ta thấy nằm vắt ngang bầu Trời.

Theo truyện Ngưu Lang và Chức Nữ, dòng sông Ngân Hà chia cắt tình yêu của đôi vợ chồng Ngưu Lang và Chức Nữ, nên nó là dòng sông đau khổ.

Ngân Hà nối liền với biển khổ. Cho nên, dòng Ngân là chỉ Biển khổ. (Xem chi tiết nơi chữ: Ngân Hà, vần Ng).

TNHT:

Thuyền khơi đợi gió lướt dòng ngân,

Dẫn khách Nam qua khỏi bến trần.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

DỐC

Dốc kiếm diệu huyền

A: To unsheathe the mysterious sword.

P: Dégainer l'épée mystérieuse.

Dốc kiếm: tuốt kiếm ra khỏi vỏ. Kiếm diệu huyền: cây gươm huyền diệu, đó là cây gươm trí huệ. Người tu khi đạt được trí huệ thì dùng cái trí huệ nầy như là cây kiếm huyền diệu để diệt trừ phiền não, quyết thắng tam độc: Tham, Sân, Si.

Dốc kiếm diệu huyền là rút ra khỏi vỏ cây gươm trí huệ để diệt trừ phiền não. (Xem: Gươm huệ, vần G)

KTT:

Đã gan dốc kiếm diệu huyền,

Sanh sanh là phận, hiền hiền là công.

KTT: Kinh Tắm Thánh.

 

DỐI

DỐI

DỐI: Nói sai sự thật để lừa gạt người.
Td: Dối cậy in kinh, Dối tu.

 

Dối cậy in kinh

Dối: Nói sai sự thật để lừa gạt người. Cậy: dựa vào. In kinh: in các kinh sách trong Đạo để phổ biến ra ngoài, có mục đích khuyến tu.

Dối cậy in kinh là dựa vào việc in kinh sách để làm điều gian dối, in giá thấp mà nói giá cao để ăn lời, bỏ túi riêng.

KSH:

Lại có kẻ miệng ngay lòng vạy,

Tởi làm chùa, dối cậy in kinh,

Ăn gian xới bớt cho mình,

Dầu qua dương pháp, luật hình Diêm Vương.

KSH: Kinh Sám Hối.

 

Dối kết

A: To reunite lyingly.

P: Réunir trompeusement.

Dối: Nói sai sự thật để lừa gạt người. Kết: liên kết, kết hợp.

Dối kết là liên kết với nhau một cách dối trá để mưu lợi.

GTK:

Ngoài mặt giả tuồng người trượng nghĩa,

Trong lòng dối kết chút tình chung.

GTK: Giới Tâm Kinh.

 

Dối tu cúng chùa

Dối: Nói sai sự thật để lừa gạt người. Dối tu: tu giả dối, giả làm người tu hành.

Dối tu cúng chùa là đi cúng chùa để giả danh là kẻ tu hành, hầu dễ bề lừa gạt người nhẹ dạ dễ tin.

KSH: Lường cân tráo đấu, dối tu cúng chùa.

KSH: Kinh Sám Hối.

 

DU

DU

1.    DU: Đi rong chơi, đi chơi đó đây.
Td: Du hành, Du hý, Du Tiên.

2.    DU: Ăn cắp, ăn trộm.
Td: Du đạo.

 

Du đãng

遊蕩

A: The vagrancy.

P: Le vagabond.

Du: Đi rong chơi, đi chơi đó đây. Đãng: rong chơi lêu lỏng.

Du đãng là kẻ rong chơi lêu lỏng, thường tụ tập nhậu nhẹt la hét, phá phách người đi đường.

KSH: Gái xướng kỵ, trai thì du đãng.

KSH: Kinh Sám Hối.

 

Du đạo

偷盜

A: To rob and to pirate.

P: Voler et piller.

Du: Ăn cắp, ăn trộm. còn đọc một âm nữa là Thâu. Đạo: trộm.

Du đạo tức là Thâu đạo, nghĩa là trộm cướp.

Du đạo là một trọng tội, nên trong Ngũ Giới Cấm có ghi rõ: Nhị bất du đạo. Nghĩa là: "Điều răn cấm thứ nhì là cấm trộm cướp, lấy ngang, lường gạt của người, hoặc mượn vay không trả, hoặc chứa đồ gian, hoặc lượm lấy của rơi, hoặc sanh lòng tham của quấy, để ý hại người mà lợi cho mình, cờ bạc gian lận."

 

Du hành bất tức

遊行不息

A: To circulate without cease.

P: Circuler sans cesse.

Du: Đi rong chơi, đi chơi đó đây. Hành: đi. Bất: không. Tức: ngừng nghỉ.

Du hành bất tức là đi đó đây khắp nơi không ngừng nghỉ.

KNHTĐ: Thời thừa lục long, du hành bất tức.

KNHTĐ: Kinh Ngọc Hoàng Thượng Ðế.

 

Du hý du thực

遊戲遊食

A: The amusement and vagabondage.

P: L'amusement et vagabondage.

Du: Đi rong chơi, đi chơi đó đây. Hý: đùa giỡn vui vẻ. Thực: ăn.

Du hý du thực là đi chơi lông bông tìm đến những chỗ vui vẻ và ăn uống không nơi nhứt định.

TĐ ĐPHP: Hạng thứ tư là hạng ta bà, du hý du thực, đến chơi rồi về.

TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.

 

Du tiên