CÁC
CÁC
1. CÁC: 閣
Cái lầu, cái gác.
Td: Các Ðằng, Các lân.
2. CÁC: 各 Mỗi
người, mọi người, mỗi cái, mọi
cái.
Td: Các tư kỳ phận, Các tư kỳ
sự.
Các Ðằng
閣滕
A: Ðằng Vương Palace.
P: Palais de Ðằng Vương.
Các: Cái lầu, cái gác. Ðằng: Ðằng Vương. Ðường Cao Tổ Lý Uyên phong cho con là Lý Nguyên Anh tước Ðằng Vương, làm Thứ Sử ở Hàng Châu.
Các Ðằng là tòa nhà lầu của Ðằng Vương, gọi đầy đủ là Ðằng Vương Các. Ðây là một công trình kiến trúc nổi tiếng đẹp đẽ, xây dựng bên cửa sông Chương giang, quận Nam Xương, tỉnh Giang Tây, nước Tàu.
Theo truyện Vương Bột đời Ðường, sau khi làm bài hịch ca tụng đá gà (Ðấu kê hịch) cho hai vị Vương tử Bái Vương Hiền và Chu Vương Hiển, Vương Bột bị Ðường Cao Tông quở trách tại sao không cản ngăn việc đá gà mà còn làm bài hịch ca tụng đá gà, nên vua giận, đuổi Vương Bột đi khỏi kinh thành.
Vương Bột buồn bã, mướn thuyền đi thăm thân phụ đang làm Thứ Sử Giao Châu. Vì sóng to gió lớn nên thuyền phải dừng lại, đậu tại chơn núi Mã Ðương. Ðêm ấy trời quang đãng, trăng thu vằng vặc, Vương Bột lên bờ ngắm xem cảnh vật, bỗng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ đang ngồi trên một tảng đá, vẫy Bột đến mà nói rằng:
- Cậu sao không đến Ðằng Vương Các? Sáng ngày mai là Tết Trùng Dương, ở Ðằng Vương Các có tiệc lớn, nếu cậu đến dự, chỉ cần làm một bài văn cũng đủ để tên tuổi với đời hơn là làm Ðấu kê hịch mà bị phạt.
Vương Bột thưa rằng:
- Từ đây đến Ðằng Vương Các ở Hàng Châu có đến sáu bảy trăm dặm đường, há một tối mà đến đó được sao?
Cụ già liền đáp: - Cả thủy phủ của vùng Trung nguyên nầy đều do ta cai quản. Nếu cậu quyết chí, ta giúp cậu một cơn gió đưa thuyền đi đến Hàng Châu ngay tối nay.
Vương Bột liền chấp tay tạ ơn. Bỗng chẳng thấy Cụ già đâu nữa, Bột biết là chàng may mắn được Thần Tiên giúp đỡ, nên liền trở về thuyền, ra lệnh tức khắc nhổ neo, căng buồm đi Hàng Châu ngay. Gió mát đẩy buồm, thuyền đi nhanh như tên bắn, chẳng bao lâu thì tới Hàng Châu, tất cả phu thuyền đều hết sức kinh ngạc. Bột rất lấy làm đắc ý.
Lúc nầy Vũ Văn Quân vừa thôi giữ chức Châu Mục Giang Châu, nhân biết Ðô Ðốc Diêm Bá Tự có người con rể là Ngô Tử Chương, một bậc thiếu niên anh tuấn, vốn đã làm sẵn văn bài, mong để phô trương, nên Vũ Văn Quân tổ chức một Hội thơ văn tại Ðằng Vương Các, mời những người có văn tài đến dự để Ngô Tử Chương trổ tài làm hài lòng quan Ðô Ðốc.
Vương Bột trước đây có quen biết Vũ Văn Quân, nên Bột liền đến viếng, được Quân mời dự tiệc tại Ðằng Vương Các.
Sau khi cùng các thiếu niên khác vái chào, Bột liền ngồi xuống ghế. Vì Bột nhỏ tuổi nhất, mới 14 tuổi, nên phải ngồi ở cuối bàn tiệc. Ðàn sáo rộn ràng, rượu được vài tuần thì Vũ Văn Quân lên tiếng nói rằng:
- Nhớ xưa Ðằng Vương Lý Nguyên Anh đánh Ðông dẹp Bắc, gây dựng công nghiệp vẻ vang một đời, sau làm Thứ Sử vùng nầy, dưới chăn dân, trên kính kẻ sĩ, trăm họ chưa quên đức tốt, nên mới xây gác Ðằng Vương để làm dấu tích lưu niệm. Nhưng chỉ tiếc danh thắng bậc nầy mà chưa có người hiền tài làm một bài văn hay, tạc vào bia đá, cho cảnh thêm toàn bích. Nay nhân bữa tiệc hội tụ các anh tài, xin hãy trổ hết anh hoa, ghi lại chuyện nầy, liệu có nên chăng?
Vũ Văn Quân nói rồi liền sai kẻ tả hữu đem văn phòng tứ bảo đến cho mỗi người. Ai nấy đều ngầm hiểu là việc nầy sắp sẵn cho Ngô Tử Chương trổ tài, nên dùng lời lẽ khác nhau mà từ tạ. Riêng Vương Bột, vì mới đến nên không biết và cũng nổi tánh khí anh hùng, cũng muốn thi thố tài năng, liền nhận lãnh giấy mực, mọi người thấy vậy đều ái náy giùm cho.
Diêm Bá Tự trong lòng thầm nghĩ: Nực cười thay cho kẻ thiếu niên chẳng thấu lẽ đời! Hãy xem hắn thi thố ra sao? Liền ra lịnh cho một viên lại đến đứng cạnh Vương Bột, xem Bột viết được câu nào thì báo vào trong.
Vương Bột trải tờ giấy lên mặt bàn, cầm bút viết ngay:
Quận cũ Nam Xương, phủ mới Hồng Ðô,
Giữa khoảng hai sao Dực, Chẩn,
Tiếp giáp hai sông Hành, Lư,
Do Tam giang mà nối với Ngũ Hồ,
Mở Di Kinh mà dẫn về Âu Việt.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . vv. . .
Chiếc cò bay với rán xa,
Sông thu cùng với Trời xa một màu.
Diêm Bá Tự nghe xong, hết sức kinh ngạc, khen rằng:
- Thằng bé nầy hay lạ! Thật là Thiên tài! Mau đem chén lớn ra đây, rót thêm hứng cho văn thi nào.
Lát sau, bài văn của Vương Bột viết xong, tả hữu đọc to lên cho mọi người nghe, ai nấy đều khen ngợi.
Bỗng Ngô Tử Chương đứng lên nói:
- Bài văn nầy đâu phải xuất phát từ đại tài của Vương huynh, mà lại là sự giả mạo, nếu không tin thì Tử Chương xin đọc lại, một chữ cũng không sai.
Mọi người hết sức kinh ngạc. Tử Chương liền đọc một mạch từ đầu đến cuối bài văn của Vương Bột không sót chữ nào. Ðọc xong, Tử Chương nói:
- Vậy xin các Ngài xét cho.
Ai nấy đều sợ hãi, không biết xử trí ra sao.
Bỗng Vương Bột lên tiếng nói:
-Ngô huynh có trí nhớ thật phi thường, đọc qua là nhớ liền, không sót một chữ. Nhưng sau bài văn, tiểu đệ còn một bài thơ nữa, không rõ Ngô huynh có đọc được không?
Ngô Tử Chương không biết trả lời làm sao, đành xấu hổ ngồi xuống. Vương Bột liền viết một mạch xong bài thơ:
Gác Ðằng cao ngất bãi sông thu,
Ngọc múa vàng reo nay thấy đâu?
Nam phố mây mai quanh nóc vẽ,
Tây sơn mưa tối cuốn rèm châu.
Mây vờn nước cuốn bao năm lụn,
Vật đổi sao dời mấy lúc sầu.
Ðằng Các nay nhìn lòng chạnh nhớ,
Non sông ngoài cửa chẳng thay màu.
Diêm Bá Tự và Vũ Văn Quân xem xong đều hết lời ca ngợi từng câu từng chữ của bài văn, liền tặng thưởng ngay cho Vương Bột 500 tấm lụa.
Tài danh của Vương Bột từ đó càng ngày càng nổi. Về sau, Vương Bột cưới được vợ giàu, và được vua gọi trở về ban cho tước lộc vinh hiển.
Ðời sau, Tô Ðông Pha đọc lại chuyện nầy, cảm tác viết ra câu thơ: "Thời lai phong tống Ðằng Vương Các.", nghĩa là: Thời vận đến thì gió đưa tới gác Ðằng Vương.
Từ điển tích trên, các thành ngữ sau đây: Các Ðằng, Gác Ðằng, gió Ðằng, duyên Ðằng, . . . đều chỉ cơ hội thuận lợi may mắn đưa tới để tạo nên sự nghiệp vẻ vang hiển hách.
KVH: |
May duyên gặp hội Long vân,
Thuyền thơ ngọn gió Các Ðằng xuôi đưa. |
GHI CHÚ:
Phân biệt: Các Ðằng và Cát đằng.
- Các Ðằng 閣滕 là nói tắt của Ðằng Vương Các, nghĩa là cái gác Ðằng Vương. Các là cái gác.
- Cát đằng 葛藤 là dây cát, dây đằng. Dây cát là dây sắn, dây đằng là dây bìm. Hai thứ dây leo nầy phải tựa vào một thân cây khác cứng cáp để leo lên. Do đó, cát đằng để chỉ thân phận của người đàn bà yếu mềm, phải sống nương tựa vào người chồng.
KVH: Kinh Nhập Hội.
Các đẳng chơn hồn
各等眞魂
A: All the ranks of souls.
P: Tous les grades des âmes.
Các: Mỗi người, mọi người,mỗi cái, mọi cái. Ðẳng: Thứ bực. Chơn: Thật. Hồn: Linh hồn. Các đẳng là tất cả các cấp.
Các đẳng chơn hồn là tất cả các linh hồn đủ các cấp.
Có tất cả tám bực chơn hồn, gọi là Bát hồn, kể ra:
1. Kim thạch hồn
2. Thảo mộc hồn
3. Thú cầm hồn
4. Nhơn hồn |
5. Thần hồn
6. Thánh hồn
7. Tiên hồn.
8. Phật hồn. |
Các lân
閣麟
A: The tour of unicorn.
P: La tour de licorne.
Các: Cái lầu, cái gác. Lân: Con lân, gọi chung là kỳ lân, một loại trong Tứ Linh. Tương truyền, mỗi khi có kỳ lân xuất hiện thì có Thánh nhân ra đời.
Các lân là cái lầu cao trên đó có chạm trổ hình kỳ lân.
Lầu nầy do vua Hán Tuyên Ðế dựng nên để thờ 11 vị Ðại Công thần của nhà Hán. Do đó, các lân là để chỉ cái vinh quang tột đỉnh của người đi trên đường công danh, ngự được trên các lân là lưu danh muôn thuở.
Ðối với Ðạo, các lân là chỉ cái kết quả vẻ vang thu được trên đường tu niệm, đó là sự đắc đạo.
Các lân được cất rất cao, nhìn thấy dường như tới mây, nên cũng được gọi là Ðài vân hay Vân đài, dịch ra là Ðài mây, để chỉ đài vinh quang.
TNHT: |
Ví xưa biết chút đường tu niệm,
Thì chắc nay đà ngự các lân. |
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Các phục kỳ phục
各服其服
A: Everyone dress oneself one's mourning apparel.
P: Chacun porte sa robe de deuil.
Các: Mỗi người, mọi người, mỗi cái, mọi cái. Phục: quần áo mặc. Kỳ: cái ấy, của người ấy.
Các phục kỳ phục là mỗi người có quần áo tang thì mặc vào, tức là áo tang của ai nấy mặc, để chuẩn bị tế lễ người chết.
Ðây là câu xướng của lễ sĩ trong nghi thức tang lễ.
Các tận sở năng
各盡所能
Các: Mỗi người, mọi người, mỗi cái, mọi cái. Tận: hết. Sở: của mình. Năng: khả năng.
Các tận sở năng là ai nấy đều đem hết khả năng của mình ra làm việc.
Các tư kỳ phận
各司其分
A: Everyone according to one's duty; Every man for himself.
P: Chacun selon ses devoirs; Chacun de son côté.
Các: Mỗi người, mọi người, mỗi cái, mọi cái. Tư: coi giữ. Kỳ: cái ấy, của người ấy. Phận: phận sự, nhiệm vụ.
Các tư kỳ phận là người nào giữ nhiệm vụ của người ấy mà làm.
Thành ngữ nầy thường được đặt trong điều cuối của một Thánh lịnh để các Chức sắc có trách nhiệm tùy theo phận sự của mỗi người mà thi hành Thánh lịnh.
Các tư kỳ sự
各司其事
A: Everyone according to one's affairs.
P: Chacun selon ses affaires.
Các: Mỗi người, mọi người, mỗi cái, mọi cái. Tư: coi giữ. Kỳ: của người ấy. Sự: việc.
Các tư kỳ sự là việc ai nấy làm, tức là người nào giữ công việc của người ấy mà làm.
Chấp sự giả các tư kỳ sự: Người chấp sự giữ công việc nào thì lo làm công việc của người ấy.
Chấp sự giả là người chấp sự, là người được phân công làm một phận sự trong cuộc Tế lễ.
Ðây là câu xướng của lễ sĩ trong nghi thức cúng Ðại đàn Ðức Chí Tôn nơi Tòa Thánh hay nơi các Thánh Thất.
CÁCH
Cách vật trí tri
格物致知
A: To examine the matters for to penetrate the things.
P: Étudier la nature pour connaiâtre à fond les choses.
Cách: suy xét cho cùng, cho thấu suốt. Vật: sự vật. Trí: tới cùng. Tri: biết.
Cách vật trí tri là suy xét cho thấu suốt về sự vật để hiểu biết đến tận cùng cái lý của nó.
Cách vật trí tri là hai điều trong Bát Ðiều mục của Nho giáo, và phải làm theo thứ tự các điều mục thì mới trở nên người quân tử. Bát Ðiều mục còn được gọi là Bát Chánh, gồm:
1. Cách vật
2. Trí tri
3. Thành ý
4. Chánh tâm |
5. Tu thân
6. Tề gia
7. Trị quốc
8. Bình thiên hạ. |
TÐ ÐPHP: Trong hữu hình nầy, ta lấy cách vật trí tri mà tầm vô hình vô ảnh của nó,
TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.
CAI
CAI
CAI: 該 Gồm cả, đứng đầu.
Td: Cai quản, Cai trị.
Cai quản
該管
A: To manage.
P: Diriger.
Cai: gồm cả, đứng đầu. Quản: coi sóc công việc.
Cai quản là đứng đầu coi sóc công việc.
PCT: Như tại Châu thành lớn thì mỗi đứa đặng quyền cai quản, cúng tế Thầy như Ðầu Sư và Phối Sư. (Ðức Chí Tôn nói "mỗi đứa" là nói mỗi vị Giáo Sư).
PCT: Pháp Chánh Truyền.
Cai trị
該治
A: To administer.
P: Administrer.
Cai: gồm cả, đứng đầu. Trị: sắp đặt cho yên, sửa sang cho tốt đẹp.
Cai trị là sắp đặt sửa sang cho yên ổn và tốt đẹp các công việc trong phạm vị nhiệm vụ của mình.
PCT: Ðầu Sư có quyền cai trị phần Ðạo và phần Ðời của chư môn đệ Chí Tôn.
PCT: Pháp Chánh Truyền.
CẢI
CẢI
CẢI: 改 Ðổi, sửa đổi.
Td: Cải ác, Cải quá.
Cải ác
改惡
A: To leave the evil.
P: Abandonner le mal.
Cải: đổi, sửa đổi. Ác: dữ, hung dữ.
Cải ác là sửa đổi để không làm điều hung dữ nữa.
Cải ác đồng nghĩa Cải dữ.
Cải ác tùng thiện: Ðổi điều ác theo điều lành.
Cải dữ ra hiền: Ðổi điều hung dữ ra điều hiền lành.
TNHT: |
Thanh thế con người toan cải ác.
Cải dữ đòi phen cổi mạch sầu. |
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cải dẫn
改引
A: To change and to guide.
P: Changer et guider.
Cải: đổi, sửa đổi. Dẫn: Ðưa, dìu đường.
Cải dẫn là thay đổi và dìu dẫn vào đường tốt đẹp.
TNHT: Thầy vì đó mà cải dẫn bước đường của các con, não phiền thành vui vẻ,....
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cải hạnh
改行
A: To change the conduct.
P: Changer de la conduite.
Cải: đổi, sửa đổi. Hạnh: Tánh nết.
Cải hạnh là sửa đổi tánh nết từ xấu ra tốt, từ dữ ra hiền.
TNHT: Cải hạnh đố ngươi về tập thử.
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cải quá
改過
A: To right an error.
P: Se corriger de ses défauts.
Cải: đổi, sửa đổi. Quá: Lầm lỗi, tội lỗi.
Cải quá là sửa lỗi.
TNHT: Nhờ có sự cải quá mà nên Chánh quả.
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.
Cải tà qui chánh
改邪歸正
A: To give up the wrong way and return to the right.
P: Quitter la voie du mal pour s'engager dans celle du bien.
Cải: đổi, sửa đổi. Tà: Cong vạy, sai trái. Tà trái với Chánh. Qui: Trở về. Chánh: Ngay thẳng, đúng đắn.
Cải tà qui chánh là sửa đổi điều sai trái để trở về con đường ngay thẳng tốt đẹp.
TNHT: Thầy tưởng cho các con lấy đó làm đuốc soi mình đặng cải tà qui chánh.
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cải táng
改葬
A: To exhume.
P: Exhumer.
Cải: đổi, sửa đổi. Táng: chôn, đem xác người chết đặt vào áo quan chôn xuống đất.
Cải táng là bốc mộ lấy xương, bỏ vào cái quách, đem chôn nơi khác.
Cải Trạng
改狀
A: Advocate.
P: Avocat.
Cải: đổi, sửa đổi. Trạng: văn thư giải bày sự thật để kêu lên cấp trên.
■ Cải trạng là văn thư nêu ra những dẫn chứng xác thật và lý lẽ cụ thể để biện minh và yêu cầu sửa đổi điều buộc tội một cách oan ức của tòa án hay của cơ quan thẩm quyền.
■ Cải Trạng còn là một phẩm của Chức sắc HTÐ dưới Thập nhị Thời Quân. Cải Trạng đứng dưới Chưởng Ấn, trên Giám Ðạo, đối phẩm với Giáo Sư CTÐ.
Phận sự, quyền hạn và Ðạo phục của Cải Trạng được qui định trong Hiến Pháp HTÐ. (Xem: HTÐ, phần Hiến Pháp)
HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.
CTÐ: Cửu Trùng Ðài.
CÃI
Cãi lịnh
A: To disobey an order.
P: Désobéir à un ordre.
Cãi: dùng lời lẽ chống lại. Lịnh: mệnh lệnh của cấp trên truyền xuống để thi hành.
Cãi lịnh là chống lại lịnh của cấp trên.
CG PCT: Chánh Phối Sư đã là người thay mặt nhơn sanh, chỉ biết tuân lịnh mà thôi, chớ không phép cãi lịnh,....
CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.
Cãi luật
A: To advocate.
P: Prendre la défense de qqn.
Cãi: dùng lời lẽ để bào chữa. Luật: pháp luật.
Cãi luật là dùng những khía cạnh của luật pháp để bênh vực, bào chữa cho một bị cáo trước tòa án.
CG PCT: Thượng Phẩm là Chủ phòng Cãi luật, làm trạng sư của tín đồ.
CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.
CAM
Cam lồ (Cam lộ)
甘露
A: The Holy-water.
P: L'Eau bénite.
Cam: ngọt. Lồ hay Lộ: giọt sương.
Cam lồ hay Cam lộ là nước sương ngọt, Hán văn gọi là Cam lồ thủy, là thứ nước huyền diệu do các Ðấng Tiên, Phật luyện thành, mùi vị thơm ngon, có công dụng rất mầu nhiệm.
Khi một người được rưới nước Cam lồ thì người đó được tiêu trừ bịnh tật, sạch hết tai ương, dù người đó sắp chết cũng sống lại mạnh khỏe.
Ðức Quan Âm Bồ Tát, tay trái cầm Tịnh bình chứa nước Cam lồ, tay mặt cầm cành dương liễu nhúng vào Tịnh bình để rải nước Cam lồ cứu giúp chúng sanh.
Theo Bí Pháp của Ðạo Cao Ðài, nước Cam lồ được dùng trong Bí tích Phép Xác, để tẩy rửa chơn thần của người chết cho trong sạch. (Xem cách luyện Cam Lồ Thủy nơi chữ: Phép Xác)
KCBCTBCHÐQL:Diệt trần tình Cam lộ tẩy nhơ.
KÐ3C: |
Cam lồ rưới giọt nhành dương,
Thất tình lục dục như dường tiêu tan. |
KÐ3C: Kinh Ðệ Tam cửu.
KCBCTBCHÐQL: Kinh Cầu Bà Con Thân Bằng Cố Hữu Ðã Qui Liễu.
CÁM
Cám cảnh
A: To be moved by a spectacle.
P: Être ému à la vue d'un spectacle.
Cám: do chữ Cảm nói trại ra, nghĩa là động lòng.
Cảnh: sự vật bày ra trước mắt.
Cám cảnh là cảm động khi đứng trước một cảnh vật.
TNHT: Thầy cám cảnh lòng yêu mến của con.
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
CẢM
CẢM
CẢM: 感 Rung động trong lòng, làm cho lòng người rung động.
Td: Cảm hóa, Cảm quang.
Cảm hóa
感化
A: To convert.
P: Convertir.
Cảm: Rung động trong lòng, làm cho lòng người rung động. Hóa: thay đổi.
Cảm hóa là làm cho người ta cảm động nhận thấy cái hay mà tự nguyện bỏ cái xấu theo cái tốt.
TNHT: Cái tình cảm hóa của con người là tình thường ứng hiệp Trời Ðất.
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cảm quang
感光
A: The light of induction.
P: La lumière de l'induction.
Cảm: Rung động trong lòng, làm cho lòng người rung động. Quang: ánh sáng, lằn ánh sáng của các Ðấng thiêng liêng phát ra từ cõi Thượng giới.
Cảm quang là các Ðấng thiêng liêng, cảm động trước những lời cầu nguyện chơn thành, liền phát ra lằn ánh sáng huyền diệu để đáp lại, như là ân điển của các Ðấng ban cho.
KTP: Cảm quang diêu động tâm tu.
KTP: Kinh Thuyết Pháp.
Cảm ứng
感應
A: To be moved to respond to the implorings.
P: Être ému pour répondre aux implorations.
Cảm: Rung động trong lòng, làm cho lòng người rung động. Ứng: hiện ra để đáp lại.
Cảm ứng là cảm động vì những lời cầu nguyện chân thành nên đáp lại các lời cầu nguyện đó.
TNHT: Thầy không bao giờ không cảm ứng với những lời cầu nguyện chân thành.
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
CAN
Can qua
干戈
A: Buckler and lance: the war.
P: Boucher et lance: la guerre.
Can: cái mộc dùng để che tên đỡ giáo của lính đánh giặc thời xưa. Qua: cây giáo, một thứ vũ khí bén nhọn.
Can qua là chỉ việc chiến tranh.
KTKVTH: Cầu cho dân chúng khỏi hồi can qua.
KTKVTH: Kinh Tụng Khi Vua Thăng Hà.
CÀN
CÀN
CÀN: 乾 Quẻ thuần dương, tượng trưng Trời.
Td: Càn khôn thế giới, Càn khôn vũ trụ.
Càn Khôn - Quả Càn khôn
果乾坤
A: Heaven and Earth - The celestral sphere.
P: Le Ciel et la Terre - La sphère céleste.
Càn: Quẻ thuần dương, tượng trưng Trời. Khôn: Quẻ thuần Âm của Bát quái, tượng trưng Ðất. Càn khôn là Trời Ðất, tức CKVT. Quả: cái trái.
Quả Càn khôn là Trái Càn khôn, là hình ảnh thu nhỏ của CKVT của Ðức Chí Tôn, làm bằng một quả cầu, trên đó có vẽ Thiên Nhãn và các ngôi sao để thờ nơi BQÐ TTTN.
Thiên Văn Học gọi quả Càn khôn là Thiên cầu.
Ðức Chí Tôn giáng cơ dạy Phối Sư Thái Bính Thanh làm Trái Càn khôn để thờ nơi BQÐ thuở mới lập Ðạo, như sau:
TNHT: "Bính! Thầy giao cho con lo một Trái Càn khôn, con hiểu nghĩa gì không? Cười.... Một trái như Trái đất tròn quay, hiểu không? Bề kính tâm 3 thước 3 tấc, nghe con! Lớn quá! mà phải vậy mới đặng, vì là cơ mầu nhiệm Tạo Hóa trong ấy, sơn màu xanh da trời, cung Bắc Ðẩu và tinh tú vẽ lên Càn khôn ấy. Thầy kể Tam thập lục Thiên, Tứ Ðại Bộ Châu ở không không trên không khí, tức là không phải tinh tú, còn lại Thất thập nhị Ðịa và Tam thiên thế giới thì đều là tinh tú, tính lại ba ngàn bảy mươi hai (3072) ngôi sao. Con phải biểu vẽ lên đó cho đủ. Con giở sách Thiên văn tây ra coi mà bắt chước.
Tại ngôi Bắc Ðẩu, con phải vẽ hai cái bánh lái cho đủ và sao Bắc Ðẩu cho rõ ràng. Trên vì sao Bắc Ðẩu, con vẽ Con Mắt Thầy, hiểu chăng?
Ðáng lẽ trái ấy phải bằng chai, đút trong một ngọn đèn cho nó thường sáng, ấy là lời cầu nguyện rất quí báu cho cả nhơn loại CKTG đó. Nhưng mà làm chẳng kịp thì con tùy tiện làm thế nào cho kịp Ðại Hội, nghe à!"
Chỉ có TTTN mới làm Quả Càn khôn thờ Ðức Chí Tôn nơi BQÐ; còn các Thánh Thất địa phương không được làm Quả Càn khôn, chỉ đắp Thánh Tượng Thiên Nhãn để thờ mà thôi.
Các giai đoạn trải qua của Quả Càn Khôn thờ nơi Bát Quái TTTN:
Quả Càn Khôn đầu tiên do Ngài Phối Sư Thái Bính Thanh làm ra theo sự chỉ dạy của Ðức Chí Tôn vào ngày 12-8-Bính Dần (dl 17-9-1926). Quả Càn Khôn nầy làm bằng nan tre bọc vải, sơn màu xanh da trời.
Khi trả chùa Gò Kén cho Hòa Thượng Như Nhãn, Hội Thánh cất Tòa Thánh tạm nơi đất mới mua ở làng Long Thành, Quả Càn Khôn nầy được rước về Tòa Thánh mới để thờ nơi Bát Quái Ðài. Ðó là vào đầu năm Ðinh Mão (1927).
Ðến đầu Xuân Nhâm Thân (1932), tối mùng 8 tháng giêng, chuẩn bị đến giờ Tý thì cúng Ðại lễ Ðức Chí Tôn, Lễ viện nơi Tòa Thánh cho đốt một cây đèn măng-sông trong Quả Càn Khôn cho có nhiều ánh sáng, giao cho hai vị: Hồ Văn Lầu và Nguyễn Văn Biện chăm sóc đèn.
Tới khoảng 9 giờ tối, đèn măng-sông quá nóng, dầu sôi lên phựt cháy, làm Quả Càn Khôn (QCK) bắt lửa cháy theo.
Lúc đó có ông Văn Thắng Trà (Lễ Sanh Thượng Trà Thanh) tiếp tay với hai vị Lầu và Biện dập tắt được ngọn lửa, nhưng Quả Càn Khôn đã bị cháy hết hơn hai phần, còn một phần bên phía Thiên Nhãn thì không cháy, nên Thiên Nhãn vẫn còn nguyên. Ðược biết Thiên Nhãn nầy do Ðức Chí Tôn nhập thần vào Ðức Cao Thượng Phẩm mà vẽ nên.
Sau khi cháy QCK, Ðức Chí Tôn giáng cơ cho bài thi:
Chẳng phải Tây Ninh chịu nạn nghèo,
Cuộc đời luân chuyển thế cheo leo.
Trời còn đất lở tang thương biến,
Ruộng rẫy phố phường lộ mốc meo.
Sắc tướng thinh âm tua giảm bớt,
Mở đường công quả chúng làm theo.
Văn chương đâu rõ thông cùng lý,
Chánh trị hưng suy đã thấy dèo.
Ðức Hộ Pháp nói với Ðức Quyền Giáo Tông: Thiên Nhãn còn (Trời còn) tức là Ðạo còn, nhưng đời phải bị nhiều tai biến nguy hiểm (đất lở tang thương biến).
Trong thời gian Hội Thánh xây cất Tòa Thánh bằng vật liệu kiên cố, Tòa Thánh tạm bằng cây ván thuở trước phải dỡ ra, QCK được Hội Thánh dời đến thờ tạm tại Báo Ân Từ.
Ðến năm Tân Tỵ (1941), nhà cầm quyền Pháp vào Tòa Thánh bắt Ðức Hộ Pháp ngày 28-6-1941, Nội Ô bị quân đội Pháp chiếm đóng, Báo Ân Từ bị chúng dùng làm Câu Lạc Bộ, QCK bị lính Pháp đập phá, lấy Thiên Nhãn liệng ra ngoài sân.
Người Ðạo nhìn thấy cảnh ấy thì rất đau lòng và phẫn uất, chờ khi bọn chúng không để ý, liền lượm Thiên Nhãn đem cất kín, để dành sau nầy làm lại Quả Càn Khôn khác.
Khi Ðại Chiến thế giới bùng nổ, quân đội Pháp ở VN bị Nhựt bổn đảo chánh đầu hàng, lính Pháp đóng tại TTTN rút lui, Hội Thánh phục hồi, bổn đạo qui tụ về, lo sửa chữa những chỗ hư hỏng và nhứt là lo làm QCK mới để tái lập sự thờ phượng.
Khi làm QCK mới, Hội Thánh vẫn lấy Thiên Nhãn cũ gắn lên QCK mới, vì nhận thấy đã hai lần, QCK hư nhưng Thiên Nhãn vẫn không hư. Ðó là sự mầu nhiệm mà Chí Tôn đặt vào Thiên Nhãn, tất cả mọi người đều phải nhìn nhận.
QCK mới được làm xong và đặt vào vị trí cũ nơi Báo Ân Từ. Sự thờ phượng Ðức Chí Tôn nơi đây được tái lập như trước.
Ngày 4-8-Bính Tuất (dl 30-8-1946), chánh quyền Pháp đưa Ðức Hộ Pháp trở về TTTN. Sau lễ đón tiếp của Hội Thánh, Ðức Hộ Pháp tái thủ quyền hành, tái lập các cơ quan của Ðạo, đồng thời lo xây dựng, sửa chữa, trang trí Tòa Thánh, làm gấp rút ngày đêm để hoàn thành trước Tết năm Ðinh Hợi (1947).
Nhờ sự nổ lực của tất cả nhân viên công quả và của Hội Thánh, Tòa Thánh được hoàn thành đúng như dự định.
Ngày mùng 8-giêng-Ðinh Hợi (dl 29-1-1947), Ðức Hộ Pháp làm Lễ rước Quả Càn Khôn từ Báo Ân Từ đến đặt thờ nơi BQÐ của Tòa Thánh mới, chuẩn bị đến giờ Tý ngày mùng 9-giêng-Ðinh Hợi là khởi Ðại Lễ cúng Ðức Chí Tôn.
Quả Càn Khôn nầy dần dần theo thời gian cũng hư hỏng, Hội Thánh phải lo làm một QCK khác để thay thế.
Ngày 15-12-Quí Mão (dl 29-1-1964), Hội Thánh tổ chức Lễ Khánh Thành QCK mới, Ngài Hiến Pháp có đọc một bài thuyết đạo, nhắc lại sự tích QCK, xin trích ra một đoạn:
"Thể theo Thánh ý của Ðức Chí Tôn, chư Chức sắc hiệp sức kiến tạo Quả Càn khôn đầu tiên đặt lên một trụ cốt nơi BQÐ để cho toàn đạo sùng bái và chiêm ngưỡng.
Sau lại vì rủi ro, Quả Càn khôn ấy phát hỏa, cháy tiêu hết, duy có Thiên Nhãn thì còn lại y nguyên.
Vì sự linh thiêng ấy mà toàn đạo càng thêm tin tưởng và đến khi tu tạo lại Quả Càn khôn khác, tất cả đều quyết định đặt Thiên Nhãn cũ ấy lên Quả Càn khôn mới.
Ðến nay, Quả Càn khôn sau cũng vì thời gian mà hư hoại. Hội Thánh quyết định kiến tạo một Quả Càn khôn khác thay thế. Hội Thánh cũng đồng thanh biểu quyết dành lại Thiên Nhãn cũ đặt lên Quả Càn khôn mới ngày nay. Ðó là do lòng tín ngưỡng cao cả của toàn đạo, không ai có quyền phủ nhận."
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.
BQÐ: Bát Quái Ðài.
TTTN: Tòa Thánh Tây Ninh.
Càn khôn dĩ tận thức
乾坤已盡識
Dĩ: đã qua. Tận: đến cùng, hết, hoàn toàn. Thức: biết.
Càn khôn dĩ tận thức nghĩa là con người đã biết rõ tất cả sự vật trong khắp CKTG.
Nên thường nói: Năm châu chung chợ, bốn biển chung nhà.
Nhơn loại ngày nay rất văn minh tiến bộ, chế tạo được các loại xe cộ chạy trên mặt đất; chế tạo các loại tàu thuyền di chuyển trên sông, biển; chế tạo được tàu lặn chạy ngầm dưới nước; chế tạo các loại phi cơ bay trên Trời, chế tạo được phi thuyền bay lên mặt trăng và các hành tinh khác; lại còn chế tạo được các máy móc viễn thông truyền tin tức và hình ảnh đi khắp thế giới trong giây phút. Cho nên việc đi lại trên thế giới hiện nay rất dễ dàng, sự thông hiểu ngôn ngữ giữa các dân tộc cũng không còn khó khăn.
Ðó là những điều khác hẳn với thời thượng cổ, nhơn loại chỉ hiểu biết nội trong địa phương nhỏ của mình.
Do đó, trong thời ÐÐTKPÐ, Ðức Chí Tôn không cần mở nhiều mối Ðạo ở nhiều địa phương khác nhau như thuở Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Ðộ, mà ngày nay chỉ cần mở một mối Ðạo duy nhất là Ðạo Cao Ðài tại nước Việt Nam, rồi nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại của nhơn loại, rồi in và dịch các loại kinh sách, phổ thông trên toàn thế giới.
TNHT: Còn nay, nhơn loại đã hiệp đồng, Càn khôn dĩ tận thức thì lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau, nên Thầy nhứt định qui nguyên phục nhứt.
CKTG: Càn Khôn Thế giới.
ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.
DTC: Diêu Trì Cung.
Càn khôn thế giới
乾坤世界
A: The world, the universe.
P: Le monde, l'univers.
Thế: đời. Giới: cõi. Thế giới là cõi đời, cõi trần.
Càn khôn thế giới là chỉ tất cả các địa cầu trong vũ trụ.
TNHT: Nên Thầy cho một quyền rộng rãi cho cả nhơn loại Càn khôn thế giới nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy đặng.
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Càn khôn vũ trụ
乾坤宇宙
A: The universe.
P: L'univers.
Càn khôn: Trời Ðất. Vũ: bốn phương và trên dưới, chỉ không gian. Trụ: xưa qua nay lại, chỉ thời gian.
Vũ trụ là khắp cả không gian và thời gian.
CKVT là khoảng không gian bao la trong đó có nhiều quả tinh cầu, gồm: mặt Trời, mặt trăng, trái đất, tinh tú, chuyển động xoay vần không ngừng, cái qua cái lại, cái lên cái xuống, nhịp nhàng theo một trật tự vô cùng huyền diệu, suốt trong thời gian từ lúc thành lập cho đến vô cùng tận.
CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.
Càn kiện cao minh
乾健高明
Càn: Quẻ thuần dương, tượng trưng Trời. Kiện: mạnh mẽ. Cao: ở trên cao. Minh: sáng.
Càn kiện cao minh là ngôi Càn mạnh mẽ, cao vọi, sáng tỏ.
Nói về sự mạnh mẽ của ngôi Càn là Trời, Châu Dịch Huyền giải viết: "Càn là cương kiện bất khuất chi nghĩa, thế của nó có 6 hào đều là số cơ (số lẽ), tượng của nó thuần dương. Mạnh không chi bằng Trời. Trời là Ðạo, một khí lưu hành tuần hoàn không giáp mối, trải bao nhiêu thời gian, không gian, không ngằn mé (vô biên). Vạn vật không có vật nào mà không đặng nó che chở, mà cũng không vật nào làm hại nó được."
Càn nguơn - Khôn nguơn
乾元 - 坤元
Càn: Quẻ thuần dương, tượng trưng Trời. Khôn: đất. Nguơn: Nguyên: tạo ra đầu tiên.
Càn nguơn tức Càn nguyên là chỉ Trời.
Khôn nguơn tức Khôn nguyên là chỉ Ðất.
Càn nguơn Ðại đức: Cái đức lớn của Trời.
Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt
乾無得看, 坤無得閱
Càn: Trời. Khôn: đất. Vô: không. Ðắc: được. Khán: xem thấy. Duyệt: xem xét.
Càn vô đắc khán là không thể thấy hết được Trời.
Khôn vô đắc duyệt là không xem xét hết được mặt đất.
Ðây là nói về thời Thượng cổ và Trung cổ, nhơn loại chưa văn minh tiến bộ như ngày nay, việc đi lại, việc thông tin liên lạc rất hạn chế, nên mỗi địa phương chỉ biết vùng đất quanh mình mà thôi. Do đó, người Tàu cho rằng: Thiên viên địa phương (Trời tròn đất vuông), mà nước Tàu ở chính giữa gọi là Trung quốc. Vì những lý do đó, vào thời Thượng cổ và Trung cổ, Ðức Chí Tôn cho mở nhiều mối Ðạo để cứu độ nhơn sanh trong mỗi vùng đất, như ở nước Trung hoa, Ðức Lão Tử mở Tiên giáo ở phía Nam, Ðức Khổng Tử mở Nho giáo ở phía Bắc vì nước nầy đông người; ở nước Ấn Ðộ thì mở Ðạo Bà La Môn, sau đó Ðức Phật Thích Ca mở Phật giáo ở phía Bắc; ở Do Thái, Ðức Chúa Jésus mở Ðạo Thiên Chúa; v.v...
TNHT: Tùy theo phong hóa của nhân loại mà gầy Chánh giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn loại duy có hành đạo nội tư phương mình mà thôi.
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
CANG (CƯƠNG)
Cang cường (Cương cường)
剛強
A: Vigourous and energetic.
P: Vigoureux et obstiné.
Cang: tức là Cương, nghĩa là cứng. Cường: mạnh.
Cang cường là cứng và mạnh.
TNHT: Cang cường quen tánh hiếp dân nghèo.
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cang thường (Cương thường)
綱常
A: Bonds and cardinal virtues.
P: Cordes et vertus cardinales.
Cang: cái giềng của tấm lưới, ý nói Tam cang (hay Tam cương). Thường: hằng có, ý nói Ngũ thường.
Cang thường là nói tắt của Tam cang và Ngũ thường.
Tam cang và Ngũ thường là phần căn bản trong Nhơn đạo của người đàn ông.
Tam cang hay Tam cương dịch là Ba giềng hay Ba mối. Tam cang gồm: Quân thần cang, Phụ tử cang, Phu thê cang.
Ngũ thường được dịch là Năm hằng. Ngũ thường gồm: Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. (Xem chi tiết: Tam cang, Ngũ thường).
CANH
Canh cải
更改
A: To change.
P: Changer.
Canh: thay đổi. Cải: sửa.
Canh cải là sửa đổi cho khác đi.
CG PCT: Mọi điều canh cải là phạm PCT ắt bị giải ra Tòa Tam giáo.
CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.
CẢNH
CẢNH
1. CẢNH: 境
Cõi, cái bước người ta gặp trong đời.
Td: Cảnh duyên, Cảnh thăng.
2. CẢNH: 景 Hình sắc bày
ra trước mắt, phong cảnh.
Td: Cảnh ủ bông tàn.
Cảnh duyên
境緣
A: The predestined circumstance.
P: La circonstance prédestinée.
Cảnh: Cõi, cái bước người ta gặp trong đời. Duyên: sự ràng buộc có từ kiếp trước.
Cảnh duyên là cái hoàn cảnh mà mình đã bị ràng buộc với nó từ kiếp trước. Ý nói cảnh tu hành vì mình có duyên với cảnh ấy từ kiếp trước.
TNHT: Mở lối dắt người đến cảnh duyên.
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cảnh thăng
境升
A: The Paradise.
P: Le Paradis.
Cảnh: Cõi, cái bước người ta gặp trong đời. Thăng: bay lên Trời, siêu thăng.
Cảnh thăng là cõi mà những linh hồn siêu thăng lên ở trên đó. Ðó là cõi TLHS, mà Thiên Chúa giáo gọi là Thiên đường.
KGO: Cảnh thăng ngơ ngẩn lạc lầm Phong đô.
TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.
KGO: Kinh Giải Oan.
Cảnh thần
境神
A: The Paradise.
P: Le Paradis.
Cảnh: Cõi, cái bước người ta gặp trong đời. Thần: thiêng liêng, mầu nhiệm.
Cảnh Thần là cõi TLHS, cõi của chư vị Thần Tiên.
KTKCQV: Chàng dầu vinh hiển cảnh Thần.
TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.
KTKCQV: Kinh Tụng Khi Chồng Qui Vị.
Cảnh tịnh
境淨
A: The pagoda.
P: La pagode.
Cảnh: Cõi, cái bước người ta gặp trong đời. Tịnh: trong sạch.
Cảnh tịnh là nơi trong sạch, ý nói cảnh tu hành, cảnh chùa.
TNHT: Mừng thiệt là khi nương cảnh tịnh.
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cảnh trí
境智
A: The Paradise.
P: Le Paradis.
Cảnh: Cõi, cái bước người ta gặp trong đời. Trí: sự hiểu biết sáng suốt của bậc đắc đạo.
Cảnh trí là cõi sáng suốt của những người đắc đạo.
Ðó là cõi TLHS, cõi Thiên đường.
TNHT: |
Thuyền từ sông lệ buồm trương cánh,
Cảnh trí rừng thung khách lướt đường. |
TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cảnh tục
境俗
A: The world.
P: Le monde.
Cảnh: Cõi, cái bước người ta gặp trong đời. Tục: Tầm thường thấp kém, chỉ cõi trần.
Cảnh tục là cõi trần, cõi của nhơn loại đang sống.
KÐRÐ: Cõi Thiên cảnh tục cũng dường chung nhau.
KÐRÐ: Kinh Ði Ra Ðường.
Cảnh ủ bông tàn
A: The sad lanscape, the faded flowwers.
P: Le paysage triste, les fleurs fanées.
Cảnh: Hình sắc bày ra trước mắt, phong cảnh. Ủ: héo úa. Bông tàn: hoa tàn rơi rụng.
Cảnh ủ bông tàn là chỉ cảnh vật khô héo tàn tạ, ý nói đời người lúc già nua sắp chết.
TNHT: Một mai cảnh ủ bông tàn, rốt cuộc lại ăn năn vô ích.
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
CAO
CAO
I. CAO:
高 có 3 nghĩa sau đây:
· CAO: Ở trên cao, tài giỏi.
Td: Cao ngôi, Cao đê.
· CAO: chỉ Ðạo Cao Ðài.
Td: Cao đồ, Cao Ðạo hữu.
· CAO: họ Cao.
Td: Cao Thượng Phẩm.
II. CAO:
膏 có 2 nghĩa sau đây:
· CAO: Bộ phận dưới trái tim.
Td: Cao hoang.
· CAO: Thịt ngon béo.
Td: Cao lương mỹ vị.
Cao Ðài
高臺
A: The Highest Palace, the Supreme Palace.
P: Le Palais Très Haut, le Palais Suprême.
Cao: Ở trên cao, tài giỏi. Ðài: cái đài, cái tháp.
Cao Ðài là một cái đài cao nơi Linh Tiêu Ðiện trong Ngọc Hư Cung ở cõi thiêng liêng, là nơi ngự của Ðức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Ðế mỗi khi họp Ðại hội Thiên Triều.
1. Vào năm 1927, trong một đàn cơ tại Cần Thơ, Ðức Chí Tôn giáng cho bài thi tứ tuyệt giải thích 2 chữ CAO ÐÀI:
|
Linh Tiêu nhất tháp thị Cao Ðài,
Ðại hội quần Tiên thử ngọc giai.
Vạn trượng hào quang tùng thử xuất,
Cổ danh bửu cảnh Lạc Thiên Thai. |
Nghĩa là:
|
Nơi Ðiện Linh Tiêu có một cái tháp
gọi là Cao Ðài,
Ðại hội các vị Tiên nhóm tại bệ ngọc ấy.
Muôn trượng hào quang từ nơi đó chiếu ra,
Tên xưa, cảnh quí báu đó là Lạc Thiên Thai. |
2. Danh xưng CAO ÐÀI cũng được Ðức Chí Tôn Thượng Ðế giải thích trong bài Thánh Ngôn sau đây:
|
Nhiên Ðăng Cổ Phật thị Ngã,
Thích Ca Mâu Ni thị Ngã,
Thái Thượng Nguơn Thỉ thị Ngã,
Gia Tô Giáo Chủ thị Ngã,
Kim viết CAO ÐÀI.
(Trích trong Phổ Cáo Chúng Sanh) |
Nghĩa là:
|
Nhiên Ðăng Cổ Phật là Ta,
Thích Ca Mâu Ni Phật là Ta,
Thái Thượng Nguơn Thỉ là Ta,
Gia Tô Giáo Chủ Jésus Christ là Ta,
Nay gọi là Ðấng CAO ÐÀI. |
Do đó, từ ngữ CAO ÐÀI còn có ý nghĩa là Ðấng đã sản xuất ra các vị Giáo Chủ: Nhiên Ðăng Cổ Phật, Thích Ca Như Lai, Thái Thượng Ðạo Tổ, Jésus Christ. Ðó chính là Ðấng Ðại Từ Phụ của toàn cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật trong CKVT.
TNHT: |
Cao Ðài tá thế đến phàm gian.
Cao Ðài đứng chủ cả sanh linh.
Có thương mới biết Ðấng Cao Ðài. |
3. Từ ngữ CAO ÐÀI được biết lần đầu tiên vào đêm 30-10-Ất Sửu (dl 15-12-1925) khi Ðấng A Ă Â giáng dạy ba vị phò loan: Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Vọng Thiên Cầu Ðạo. Ðấng A Ă Â dạy như sau:
Ngày mùng 1 tháng 11 nầy (dl 16-12-1925), tam vị phải VỌNG THIÊN CẦU ÐẠO, tắm gội cho tinh khiết, ra quì giữa Trời, mỗi vị cầm 9 cây nhang mà vái rằng: "Ba tôi là Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, vọng bái CAO ÐÀI THƯỢNG ÐẾ ban ơn đủ phúc lành cho ba tôi cải tà qui chánh."
Ba ông không hiểu CAO ÐÀI THƯỢNG ÐẾ là ai, nhưng lịnh Ơn Trên đã dạy thì cứ thi hành.
(Ðoạn nầy, xem chi tiết nơi chữ: Vọng Thiên Cầu Ðạo, vần V)
4. Các đôi liễn có hai chữ CAO ÐÀI đứng đầu:
1) Ðôi liễn tiêu biểu của Ðạo Cao Ðài thường đặt ở các cửa đi vào Nội Ô Tòa Thánh hay cửa chánh các Thánh Thất:
高上至尊大道和平民主目
臺前崇拜三期共享自由權
CAO thượng Chí Tôn Ðại Ðạo hòa bình dân chủ mục,
ÐÀI tiền sùng bái Tam Kỳ cộng hưởng tự do quyền.
Nghĩa là:
Ðấng Chí Tôn ở trên cao hơn hết, mở ra một nền Ðại Ðạo nhắm tới hòa bình và dân chủ.
Vái lạy kính trọng Ðấng Cao Ðài thời ÐÐTKPÐ, nhơn sanh cùng chung hưởng quyền tự do.
Ðôi liễn Cao Ðài nầy của Ðức Lý Giáo Tông ban cho.
Thuở xưa, câu 1 của đôi liễn, chỗ chữ MỤC 目 là chữ CHÁNH 政, đối với chữ Quyền ở câu 2. Giáo Sư Thượng Latapie Thanh, người Pháp, sợ nhà cầm quyền Pháp đương thời hiểu lầm Ðạo Cao Ðài có chủ trương làm Chánh trị, tranh giành Chánh Quyền, là một điều không tốt đối với Ðạo, nên ông cầu xin Ðức Lý Giáo Tông chỉnh sửa lại.
Ðức Lý Giáo Tông liền giáng cơ sửa chữ CHÁNH thành chữ MỤC. Mục là con mắt, là hướng tới.
2) Ðôi liễn in nơi bìa của quyển Kinh Minh Sư từ bên Tàu truyền sang Việt Nam vào thời nhà Thanh:
高如北闕人瞻仰
臺在南方道統傳
CAO như Bắc Khuyết nhân chiêm ngưỡng,
ÐÀI tại Nam phương Ðạo thống truyền.
Nghĩa là:
Cao như Huỳnh Kim Khuyết ở hướng Bắc, nhơn sanh đều chiêm ngưỡng,
Cái đài cao tại nước Việt Nam tượng trưng một nền Ðạo lớn thống quản tất cả và truyền bá khắp nơi.
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.
ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Cao Ðài Ðại Ðạo
高臺大道
A: The Great Way of Caodaism.
P: La Grande Voie du Caodaisme.
Cao Ðài: (đã giải ở trên). Ðại: lớn. Ðạo: con đường.
■ Cao Ðài Ðại Ðạo là một con đường rộng lớn hướng dẫn nhơn sanh tu hành tiến hóa, đạt các phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, và cuối cùng đạt đến sự hiệp nhứt vào Ðấng Cao Ðài.
■ Cao Ðài Ðại Ðạo là một nền tôn giáo lớn, có một giáo lý và triết lý cao siêu, dung hợp được tất cả giáo lý và triết lý đã có từ trước đến nay của loài người, do Ðấng Chúa Tể CKVT gọi là Ðấng Cao Ðài mở ra trong thời kỳ Hạ nguơn mạt kiếp, để cứu độ toàn cả nhơn sanh trên thế giới trước khi cuộc Tận Thế diễn ra, chuyển sang thời kỳ Thượng nguơn Thánh đức.
Do đó, Ðức Chí Tôn khai Ðạo vào năm Bính Dần (bởi vì khởi đầu một nguơn là năm Giáp Tý, kế là Ất Sửu, Bính Dần, Nhơn sanh ư Dần, mở Ðạo cho nhơn sanh nên phải khai vào năm Dần), và làm Lễ Khai Ðạo ngày Rằm Hạ nguơn (15-10-âl năm Bính Dần) để chỉ rằng đây là thời kỳ Hạ nguơn.
Ðạo Cao Ðài sẽ truyền bá và phổ độ nhơn sanh trong thất ức niên (700 000 năm) mới thất chơn truyền, được nói rõ trong bài thi Tịch đạo của Ðức Chí Tôn ban cho:
Thanh Ðạo tam khai thất ức niên,
Thọ như Ðịa quyển thạnh hòa Thiên.
Vô hư qui phục nhơn sanh khí,
Tạo vạn cổ đàn chiếu Phật duyên.
Nghĩa là:
Nền Ðạo trong sạch của Ðức Chí Tôn mở ra lần thứ ba phổ độ trong 700 000 năm,
Sống lâu dài như trái đất, thịnh vượng cùng Trời.
Ðức Chí Tôn đem trở về các chơn linh của nhơn sanh,
Tạo ra từ muôn xưa đàn cúng tế để soi sáng người có duyên với Phật.
(Xem chi tiết nơi chữ Tịch Ðạo, vần T)
Ðạo Cao Ðài xứng đáng là một nền Ðại Ðạo bởi vì các lý do sau đây:
■ Thứ nhứt, Gíáo chủ của Ðạo Cao Ðài là Ðấng Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Ðế, Ðấng sáng lập CKVT và vạn vật, nên Ðấng ấy có quyền pháp nhứt, được tôn kính nhứt. Ðấng ấy là vua của Nhựt, Nguyệt, Tinh, là chủ của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, và cũng là Ðại Từ Phụ của Vạn linh sanh chúng.
■ Thứ nhì, Giáo lý và Triết lý của Ðạo Cao Ðài là nguyên căn của Giáo lý và Triết lý các tôn giáo, nên nó dung hợp được các Giáo lý và Triết lý của Tam Giáo và Ngũ Chi.
■ Thứ ba, Ðạo Cao Ðài có nhiệm vụ tận độ 92 ức nguyên nhân (2 kỳ phổ độ trước chỉ độ được 8 ức) và phổ độ chúng sanh trong 700 ngàn năm (thất ức niên), một thời gian rất dài nơi cõi trần mà không một tôn giáo nào trước đây có được.
Thuở mới Khai Ðạo vào năm Bính Dần (1926), các vị tiền bối mở Ðạo đã báo cáo với nhà cầm quyền Pháp bấy giờ, nền Tân tôn giáo nầy là Phật giáo Chấn hưng (Bouddhisme Renové) - có thờ Ðức Phật Thích Ca và Ðức Quan Thế Âm Bồ Tát. Nhưng thật sự, Ðạo Cao Ðài không những chấn hưng Phật giáo mà còn chấn hưng Lão giáo, Nho giáo và cả Thiên Chúa giáo nữa, tức là chấn hưng cả Tam Giáo và Ngũ Chi.
Do đó, nhiều người lầm tưởng Ðạo Cao Ðài là tôn giáo tổng hợp, hay nói nặng hơn là một tôn giáo hỗn tạp, vì họ thấy Ðạo Cao Ðài thờ nhiều Ðấng Giáo chủ của các tôn giáo khác như: Ðức Phật Thích Ca, Ðức Lão Tử, Ðức Khổng Tử, Ðức Chúa Jésus Christ,....
Còn Giáo lý của Ðạo Cao Ðài thì họ thấy lấy một ít của Phật giáo (như Ngũ Giới Cấm, Giới luật Ăn chay), lấy một ít của Lão giáo (như luyện Tam Bửu: Tinh, Khí, Thần), lấy một ít của Nho giáo (như Tam cang, Ngũ thường, Tam tùng, Tứ đức), lấy một ít của Thiên Chúa giáo (như cách tổ chức Giáo hội, tôn thờ Thượng Ðế).
Nhưng nếu nghiên cứu sâu xa từ nguồn gốc thì người ta sẽ thấy rằng, Giáo lý của Tam giáo và Ngũ Chi chỉ là một khía cạnh, một phiến diện của một cái toàn thể, của một chơn lý hằng hữu bất biến, mà ngày nay Ðạo Cao Ðài thể hiện đầy đủ cái chơn lý hằng hữu bất biến đó. Vả lại Giáo chủ của Ðạo Cao Ðài là Ðức Chí Tôn Thượng Ðế, Ngài là nguyên căn của các Ðấng Giáo chủ khác, nên thiết lập Giáo lý và Triết lý của Ðạo Cao Ðài rất hoàn chỉnh, giải quyết một cách đầy đủ, hợp lý và thông suốt tất cả những vấn đề tâm linh mà các tôn giáo khác còn ít nhiều mắc mứu như:
· Phật giáo thì còn lấn cấn về vấn đề linh hồn và vũ trụ, có lối tu xuất thế, sống nhờ vào sự cúng dường của nhơn sanh.
· Lão giáo (Tiên giáo) có lối tu yếm thế, độc thiện kỳ thân.
· Nho giáo thì quá chú trọng về việc nhập thế giúp đời, nhưng lại thiếu phần vô vi giải thoát.
(Xin xem chi tiết nơi các chữ: Giáo lý, Triết lý)
Như vậy, Ðạo Cao Ðài có phải là Chơn lý không?
Trả lời: Ðạo Cao Ðài không phải là Chơn lý, mà Ðạo Cao Ðài là con đường tốt đẹp và rộng rãi dẫn dắt người tu đi thẳng đến Chơn lý. Cái Chơn lý hằng hữu bất biến đó là Thượng Ðế. Ðạo Cao Ðài tạo ra năm nấc thang tiến hóa, đưa người tu đi lên từ nấc thang một để cuối cùng đến Thượng Ðế và hiệp nhập vào Thượng Ðế.
Ðạo Cao Ðài do Ðức Chí Tôn Thượng Ðế sáng lập và làm Giáo chủ. Ðức Chí Tôn mở Ðạo kỳ nầy không cần phải giáng sanh xuống cõi trần như hai kỳ Khai Ðạo trước, Ngài vẫn ở cõi Hư Linh, dùng huyền cơ diệu bút và phép thông công với những vị Phò loan mà Ngài định trước, lập ra ÐÐTKPÐ, là một mối Ðạo cao thượng hoàn hảo, từ hình thức đến nội dung, tức là từ Thể pháp đến Bí pháp, để tận độ nhơn sanh. Lại nữa, nhờ dùng huyền cơ diệu bút lập Ðạo, Ðức Chí Tôn và Phật Mẫu cùng chư Tiên Phật luôn luôn giáng dạy và chỉnh đốn mối Ðạo mỗi khi gặp một giai đoạn tiến hóa khó khăn. Bởi vậy Ðức Chí Tôn có nói rằng: "Thầy không giao Chánh giáo cho tay phàm để càng ngày càng xa Thánh giáo mà biến ra Phàm giáo." Ðạo Cao Ðài không qui phàm và thất chơn truyền là nhờ đó.
Nhiệm vụ quan trọng của Ðạo Cao Ðài là:
1. Qui nguyên Tam Giáo, Phục nhứt Ngũ Chi, để nhơn loại không còn có sự khác biệt về tín ngưỡng và về tôn giáo mà chia rẽ nhau, để tiến tới thống nhứt tư tưởng, xây dựng một xã hội đại đồng.
2. Cứu độ 92 ức Nguyên nhân đang trầm luân nơi cõi trần trở về cựu vị. (Tổng cộng có 100 ức Nguyên nhân giáng trần, hai kỳ Phổ Ðộ trước đã độ được 8 ức, nay còn lại 92 ức).
3. Tận độ nhơn sanh trong thời Hạ Nguơn Mạt kiếp của Ðệ Tam Chuyển, để lập đời Thượng Nguơn Thánh đức của Ðệ Tứ Chuyển. Trước khi lập đời Thượng nguơn Thánh đức thì Vạn linh phải trải qua một cuộc Ðại Phán Xét nơi Hội Long Hoa. Ðó là một cuộc thi chung kết mà đề tài khảo thí là Công quả Phụng sự Chúng sanh.
Ðức Chí Tôn giao cho Ðức Di-Lạc Vương Phật làm Chánh Chủ khảo hội thi nầy, để tuyển chọn các phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, lập đời Thượng nguơn.
Các nhiệm vụ kể trên thật vô cùng trọng đại, nhưng chắc chắn Ðạo Cao Ðài thực hiện được, bởi vì Giáo chủ của Ðạo Cao Ðài là Ðấng Thượng Ðế, mà quyền năng bao trùm khắp CKVT.
Cách lập Ðạo Cao Ðài của Ðức Chí Tôn:
"Ðạo lập ra cốt yếu để độ phần hồn của nhơn loại cho thoát khỏi chốn mê đồ, vòng tân khổ, nên mới gieo truyền khắp chỗ, cốt tỉnh ngộ nhơn sanh. Ðã biết rằng Ðạo là thanh thanh tịnh tịnh, không ứng lộ ra ngoài, nhưng muốn lập giáo, phải làm sao?
- Phải bày cơ Hữu hình để chỉ rõ Lý mới được.
Vậy, cách lập giáo của Thầy cũng không chi lạ, chỉ noi theo Tam giáo trước mà làm qui củ chuẩn thằng rồi đem gom về một mối chánh.
Tam giáo trước là: Nho, Thích, Ðạo, vì hoằng khai cũng đã lâu đời, nên bị biến cải mà thành thử phải thất Chơn truyền, làm cho sai lạc mất hẳn cả Thiên cơ mầu nhiệm, bởi đó, nhơn sanh tu tuy nhiều mà thành thì chẳng có.
Lại cũng bị thất truyền mà Tam giáo lần lần phải chịu lu lờ mờ mịt. Nẻo chơn không ai đến, đường chánh chẳng người đi, nên cỏ mọc bìm leo, gai rào cây lấp. Vì lẽ đó, nhơn loại phải chịu mãi trong vòng luân hồi tứ khổ, đày đọa mãi ở chốn trần ai. Nhơn sanh cũng vì vậy mà lần lần tiêu đạo đức, phế tinh thần, mới chuộng sự hữu hình, nên bày những âm thinh sắc tướng, không ai còn để chí lưu tâm đến chỗ thâm huyền cao viễn, chỉ ưa sự dễ dàng, tạng thấy tạng nghe, rồi cứ dẫy lòng nhơn dục tham mê, mới gây tội ác nặng nề, phải mang lấy sừng lông mà bị thối hóa lại súc sanh và luân hồi lục đạo.
Ngày nay, Thầy đến đây, đem ba nền tôn giáo hiệp nhứt lại tạo thành một Tòa lớn lao để đời đời kiếp kiếp cho nhơn sanh nương vào đó mà lánh cơn nạn khổ thảm sầu.
Ba nhà tôn giáo ấy, tuy đổ sập mặc dầu, nhưng Thầy cũng vì lòng từ bi, chọn lựa cái nào còn dùng đặng thì Thầy lấy, cái nào hư nát thì bỏ ra, như cột, kèo, xuyên, trính, ngói, gạch, cái nào còn nguyên thì dùng, cái nào bể nát hay hư hao bị mối ăn sâu đục thì bỏ ra. Cây nào cong vạy thì uốn nó lại, trừ ra uốn không nổi mới bỏ. Thầy lấy các vật ấy ráp lại thành một Tòa Ðại Ðạo cho nhơn sanh sùng bái, tu hành, là Tòa nhà ngày nay Thầy lập thành đó.
Tại sao ba nhà tôn giáo đó phải bị xiêu đổ? Là tại cái nền tảng không đặng cứng cát, vững vàng, cất ở trên nổng cát, bảo sao gió thổi không xiêu, giông tố chẳng đổ?
Chớ còn ngày nay, Thầy đến lập một Tòa CAO ÐÀI ÐẠI ÐẠO thì trước hết Thầy đã biểu các con xây nền đắp móng cho chặt chịa vững vàng, rồi mới cất Tòa nhà đồ sộ ấy lên thì sẽ đặng bền vững lâu dài hơn ba nền tôn giáo trước."
Thầy lập Ðạo Cao Ðài như thế nào?
"Thầy thấy cuộc tuần hòa biến đổi, thời khí bất hòa, nhơn tâm xu hướng về đường vật chất, bỏ mất tinh thần, nên phạm vào đường tội lỗi, thiệt là đời lầm lũi mãi mà không định hồn tự hối, xúm lấn chen lội lặn tranh giành mùi tục lụy mà thay đổi chí cao minh.
Ba nền Chánh giáo (Nho, Thích, Ðạo) đã nghiêng chinh, nhơn loại thảy chuộng hữu hình, không cầu vô vi thâm viễn.
Nay đã đến cuộc tuần hoàn giáp mối, nền Ðạo Trời vận chuyển mà phổ hóa sanh linh.
Tam giáo xưa kia lập Ðạo, lúc ban sơ, truyền bá cơ diệu lý quang minh, bắt từ chỗ vô vi khẩu thọ tương truyền, lần lần xuống thì trở ra hữu hình mà Ðạo mầu thất chánh, tâm pháp lạc sai. Ấy là cơ Ðạo đến thời kỳ cuối cùng của Tam giáo thất Chơn truyền diệu pháp.
Còn Ðạo Thầy lại trái hẳn với Tam giáo, là bắt đầu truyền Ðạo thì dụng hữu hình, lấy sắc tướng âm thinh mà độ đời một cách lẹ làng mau chóng. Vả lại, Ðạo Thầy bắt đầu do chỗ hữu hình mà truyền bá, rồi mới lần lần mới dẹp hết chỗ hữu hình đi đến chỗ vô vi, là cơ siêu phàm nhập Thánh.
Vậy, thà trước dụng cơ hữu hình để phổ hóa cơ Ðạo dễ lưu thông, rồi cứ đó mà dắt dẫn cho nó tấn hóa mãi trên đường cao thượng, riết đến chỗ không hư tức là vô vi thì Ðạo pháp mới phát minh, cơ diệu lý huệ tâm ứng lộ, thế là Ðạo Thầy không hư hoại đặng, mà không hư hoại đặng là nhờ ở chỗ hữu hình đi lên riết đến tận vô vi.
Còn Tam giáo xưa lại từ vô vi mà lần lần sa sụt xuống hữu hình, mới thành ra Ðạo bế, rồi sai lầm ra ngoại giáo bàng môn. Mà Thầy lập giáo kỳ nầy lại trái hẳn với nền cổ Ðạo, Thầy chỉ dùng cái huyền cơ bí pháp mà truyền Ðạo khắp dân gian. Thầy đem chơn pháp diệu huyền trao cho người luyện thành Chánh giác thì phản bổn huờn nguyên.
Thầy dùng huyền diệu cơ bút hoằng khai cơ quan Vô Vi Ðại Ðạo. Thầy nhứt định không giao Thánh giáo cho tay phàm, vì trước kia Tam giáo thất Chơn truyền cũng bởi Thánh giáo ở trong tay phàm, nên các con canh cải làm sái lạc pháp linh.
Vậy, Thiên thơ Thầy định ngày nay Thầy lập giáo như vầy:
1. Trên là dùng huyền diệu thiêng liêng mà bảo tồn cơ Ðạo.
2. Dưới để tự Thầy định mới có thể chuyển hóa nổi nhơn tâm, đủ sức thần thông vận hành chơn giáo, chớ nếu Thầy mà mượn xác thịt nặng nề thì làm sao biến hóa thiên hình vạn trạng mà phổ độ chúng sanh cho mau chóng nổi sôi rần rộ được. Chớ dùng huyền cơ bí pháp, tất có thể lưu thông trong nháy mắt khắp mọi nơi." (ÐTCG)
Nước Việt Nam từ thuở lập quốc đến nay, chưa có một nền tôn giáo nào mở ra cho người VN tại đất nước nầy. Nhưng người VN có tinh thần thờ kỉnh Trời Ðất và chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, nên tôn thờ các nền tôn giáo trên khắp thế giới du nhập vào VN như: Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành,... Ðể ban thưởng dân tộc nhỏ nhoi nầy, Ðức Chí Tôn Thượng Ðế mở ra cho dân tộc VN một nền Ðại Ðạo lấy danh hiệu là ÐÐTKPÐ, hay nói tắt là Ðạo Cao Ðài, để làm Quốc Ðạo. Nhờ có nền Ðại Ðạo nầy, nhiều Ðấng Thần, Thánh, Tiên, Phật nơi cõi thiêng liêng sẽ giá |